Cần trợ giúp môn Luật Thương Mại.

Chủ đề   RSS   
  • #345280 18/09/2014

    vietlaw94

    Female
    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2014
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Cần trợ giúp môn Luật Thương Mại.

    Chào các anh chị, em mới bắt đầu học môn Luật Thương Mại nên kiến thức đang còn ít. Em tìm kiếm trên mạng được một vài đề làm thử nhưng khó quá,... Anh, chị ai biết hướng dẫn em được không. Vào trao đổi , thảo luận về bài làm luôn :D

    Em xin cảm ơn trước

    BT1

    Tháng 2-2014, Ông Phạm Văn Tuấn, 34 tuổi đã có vợ và 2 con, hiện chưa có việc làm đã quyết định đầu tư 500 triệu đồng để thành lập riêng một doanh nghiệp sản xuất đồ mộc gia dụng, dự định đặt trụ sở chính tại phố H, quận Từ Liêm Hà Nội.

                a) Ông Tuấn có đ­ược phép thành lập một doanh nghiệp như vậy hay không? Vì sao? Hãy nêu những đặc điểm trong việc thành lập, hoạt động và những quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về  tổ chức quản lý của những doanh nghiệp mà ông Tuấn có thể thành lập.

                b) Để đưa doanh nghiệp (theo từng loại hình cụ thể) vào hoạt động một cách hợp pháp, ông Tuấn cần phải tiến hành những thủ tục gì? Tại đâu? Với những tài liệu như thế nào trong các bước thủ tục đó?

    c) Phân tích trách nhiệm tài sản của Ông Tuấn đối với mỗi loại hình doanh nghiệp mà ông lựa chọn. Khi doanh nghiệp của ông bị tuyên bố phá sản mà tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì các chủ nợ có thể gặp những khó khăn gì trong việc đòi nợ ông Tuấn.

    BT2

    Tháng 5-2013, Công ty cổ phần Đông Mỹ (Bên A) có trụ sở chính tại thành phố Bình Dương, tỉnh Bình Dương thông qua chi nhánh tại thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình ký một hợp đồng với công ty TNHH xây dựng Vân Hà (Bên B), có trụ sở chính tại thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Theo đó, Bên A bán cho Bên B 500.000 viên gạch xây loại 1 với giá trị 200.000.000 đồng, hàng được giao làm 2 đợt tại công trình của Bên B tại huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình. Thanh toán chậm nhất 15 ngày sau mỗi đợt nhận hàng và hai bên cũng thỏa thuận mức phạt cho mỗi vi phạm là 7% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Hợp đồng không đề cập vấn đề giải quyết tranh chấp.

                Lô hàng thứ 2 giao ngày 15-8-2013 có chất lượng là loại 2 và loại 3, bên B không nhận nhưng đại diện bên A nói cứ tạm để tại kho của bên B để hai bên sẽ trao đổi thêm. Bên B cho rằng, nếu nhận lô hàng này, ngoài tiền phạt 6.000.000 đồng còn đòi bồi thường 20.000.000 đồng nhưng Bên A không chấp nhận. Cũng vì thế, Bên B đã không thanh toán nốt 60.000.000 đồng, dù đã quá hạn 2 tháng theo thỏa thuận.

    Bên A lập luận rằng mình được miễn trách nhiệm về việc gạch không đạt chất lượng loại 1 là do trời mưa quá to trong nhiều ngày. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau nhưng không thống nhất được cách giải quyết tranh chấp. Đầu tháng 12-2013, các bên tiến hành khởi kiện nhau ra Tòa án nhân dân.

    a) Trong vụ tranh chấp này, các bên có thể áp dụng những hình thức chế tài nào? Bên bán có được miễn trách nhiệm hay không? Vì sao?      

    b) Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại thì cần phải có điều kiện bắt buộc là gì  

    c) Xác định tính chất của tranh chấp này khi đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân.  

    d) Nếu bên A/hoặc B khởi kiện thì đơn kiện có thể gửi đến Tòa án cụ thể nào? Vì sao?    

    đ) Nêu quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp này.  

    e) Nêu nội dung khái quát các bước cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp này bằng phương thức tòa án với những giả định thêm của mình nếu thấy cần thiết 

    g) Bên A/hoặc bên B có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự nào để thi hành đối với những bản án, quyết định của Tòa án giải quyết những tranh chấp trong tình huống này? 

    BT 3

    Ngày 12-3-2013, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Thạch ký hợp đồng số 03/HĐXM-2013 để bán 1000 tấn xi măng đóng bao loại P400 chịu mặn cho Công ty TNHH xây dựng Sông Đà. Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển và hàng được giao thành 2 đợt, mỗi đợt 500 tấn vào giữa tháng các tháng 5 và 6-2013 tại công trình đập N của bên mua. Thực tế, Công ty vận tải đường thuỷ Mạo Khê thực hiện vận tải toàn bộ số hàng này nhưng đợt 1 được giao vào ngày 23-5-2013 nên bên mua cho rằng bên bán đã vi phạm hợp đồng vì giao hàng chậm và yêu cầu bên bán nộp 25.000.000 đ tiền phạt vi phạm. Bên bán cho rằng mình không phải chịu trách nhiệm vì tuy có lệch ít ngày về cuối tháng nhưng chưa phải là giao hàng chậm b theo cách tính thời hạn của pháp luật hiện hành, vả lại nguyên nhân chính là do người vận tải chậm trễ do đoàn xà lan đi sai luồng đường bị mắc cạn và coi đây là sự kiện bất khả kháng.

    Bên mua phát hiện số xi măng đã nhận trong đợt 1 không đủ hàm lượng phụ gia như mẫu hàng thoả thuận, nên không bảo đảm độ chịu mặn theo thiết kế, do đó không thể dùng để đổ bê tông đập N như mục đích của hợp đồng mua xi măng này. Ngày 31-5-2013, sau khi có kết quả thử nghiệm, bên mua đã thông báo ngay cho bên bán việc đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên bán chịu phạt 50.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại thực tế 78.000.000 đồng do hợp đồng bị đình chỉ. Ngược lại, bên bán cũng đòi phạt 50.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại 60.000.000 đồng do hàng đợt 2 đã trên đường đi được 2 ngày, nay phải quay trở lại.

     Những yêu cầu:

    1. Xác định tính chất của hợp đồng số 03/HĐXM-2013. Giải thích rõ vì sao?

    2. Khi ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán xi măng, các bên phải căn cứ vào những đạo luật chủ yếu nào và nguyên tắc chung trong việc áp dụng các đạo luật có liên quan đối với mỗi quan hệ hợp đồng.

    3. Bên nào có trách nhiệm ký kết hợp đồng với Công ty vận tải đường thuỷ Mạo Khê và đây là quan hệ thương mại gì? Vì sao?

    4. Đợt 1 có thể coi là giao hàng chậm hay không? Vì sao? Nếu phải giải thích một điều khoản hợp đồng, phải căn cứ vào văn bản pháp luật nào ? 

    5. Như thế nào là sự kiện bất khả kháng? Bên bán có thể được miễn trách nhiệm đối với việc giao hàng chậm của đợt 1 hay không? Vì sao? 

                                                       

     

     
    5700 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #345287   18/09/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    bạn ơi sao ko để khi học đến rồi hỏi như vậy có rẽ hiểu hơn không  báy giờ bạn hỏi người khác trả lời cho bạn thì bạn cũng khó hiểu như vậy có giải quyết được gì đâu ,

    bài 1 bạn đọc luật doanh nghiệp 2005 phần doanh nghiệp tư nhân ngay những bài đầu tiên bạn đã học rồi

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvancong90tq vì bài viết hữu ích
    huynhtan1984 (30/09/2014)
  • #397649   26/08/2015

    haivy1993
    haivy1993

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vietlaw94 viết:

    Chào các anh chị, em mới bắt đầu học môn Luật Thương Mại nên kiến thức đang còn ít. Em tìm kiếm trên mạng được một vài đề làm thử nhưng khó quá,... Anh, chị ai biết hướng dẫn em được không. Vào trao đổi , thảo luận về bài làm luôn :D

    Em xin cảm ơn trước

    BT1

    Tháng 2-2014, Ông Phạm Văn Tuấn, 34 tuổi đã có vợ và 2 con, hiện chưa có việc làm đã quyết định đầu tư 500 triệu đồng để thành lập riêng một doanh nghiệp sản xuất đồ mộc gia dụng, dự định đặt trụ sở chính tại phố H, quận Từ Liêm Hà Nội.

                a) Ông Tuấn có đ­ược phép thành lập một doanh nghiệp như vậy hay không? Vì sao? Hãy nêu những đặc điểm trong việc thành lập, hoạt động và những quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về  tổ chức quản lý của những doanh nghiệp mà ông Tuấn có thể thành lập.

                b) Để đưa doanh nghiệp (theo từng loại hình cụ thể) vào hoạt động một cách hợp pháp, ông Tuấn cần phải tiến hành những thủ tục gì? Tại đâu? Với những tài liệu như thế nào trong các bước thủ tục đó?

    c) Phân tích trách nhiệm tài sản của Ông Tuấn đối với mỗi loại hình doanh nghiệp mà ông lựa chọn. Khi doanh nghiệp của ông bị tuyên bố phá sản mà tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì các chủ nợ có thể gặp những khó khăn gì trong việc đòi nợ ông Tuấn.

    BT2

    Tháng 5-2013, Công ty cổ phần Đông Mỹ (Bên A) có trụ sở chính tại thành phố Bình Dương, tỉnh Bình Dương thông qua chi nhánh tại thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình ký một hợp đồng với công ty TNHH xây dựng Vân Hà (Bên B), có trụ sở chính tại thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Theo đó, Bên A bán cho Bên B 500.000 viên gạch xây loại 1 với giá trị 200.000.000 đồng, hàng được giao làm 2 đợt tại công trình của Bên B tại huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình. Thanh toán chậm nhất 15 ngày sau mỗi đợt nhận hàng và hai bên cũng thỏa thuận mức phạt cho mỗi vi phạm là 7% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Hợp đồng không đề cập vấn đề giải quyết tranh chấp.

                Lô hàng thứ 2 giao ngày 15-8-2013 có chất lượng là loại 2 và loại 3, bên B không nhận nhưng đại diện bên A nói cứ tạm để tại kho của bên B để hai bên sẽ trao đổi thêm. Bên B cho rằng, nếu nhận lô hàng này, ngoài tiền phạt 6.000.000 đồng còn đòi bồi thường 20.000.000 đồng nhưng Bên A không chấp nhận. Cũng vì thế, Bên B đã không thanh toán nốt 60.000.000 đồng, dù đã quá hạn 2 tháng theo thỏa thuận.

    Bên A lập luận rằng mình được miễn trách nhiệm về việc gạch không đạt chất lượng loại 1 là do trời mưa quá to trong nhiều ngày. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau nhưng không thống nhất được cách giải quyết tranh chấp. Đầu tháng 12-2013, các bên tiến hành khởi kiện nhau ra Tòa án nhân dân.

    a) Trong vụ tranh chấp này, các bên có thể áp dụng những hình thức chế tài nào? Bên bán có được miễn trách nhiệm hay không? Vì sao?      

    b) Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại thì cần phải có điều kiện bắt buộc là gì  

    c) Xác định tính chất của tranh chấp này khi đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân.  

    d) Nếu bên A/hoặc B khởi kiện thì đơn kiện có thể gửi đến Tòa án cụ thể nào? Vì sao?    

    đ) Nêu quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp này.  

    e) Nêu nội dung khái quát các bước cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp này bằng phương thức tòa án với những giả định thêm của mình nếu thấy cần thiết 

    g) Bên A/hoặc bên B có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự nào để thi hành đối với những bản án, quyết định của Tòa án giải quyết những tranh chấp trong tình huống này? 

    BT 3

    Ngày 12-3-2013, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Thạch ký hợp đồng số 03/HĐXM-2013 để bán 1000 tấn xi măng đóng bao loại P400 chịu mặn cho Công ty TNHH xây dựng Sông Đà. Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển và hàng được giao thành 2 đợt, mỗi đợt 500 tấn vào giữa tháng các tháng 5 và 6-2013 tại công trình đập N của bên mua. Thực tế, Công ty vận tải đường thuỷ Mạo Khê thực hiện vận tải toàn bộ số hàng này nhưng đợt 1 được giao vào ngày 23-5-2013 nên bên mua cho rằng bên bán đã vi phạm hợp đồng vì giao hàng chậm và yêu cầu bên bán nộp 25.000.000 đ tiền phạt vi phạm. Bên bán cho rằng mình không phải chịu trách nhiệm vì tuy có lệch ít ngày về cuối tháng nhưng chưa phải là giao hàng chậm b theo cách tính thời hạn của pháp luật hiện hành, vả lại nguyên nhân chính là do người vận tải chậm trễ do đoàn xà lan đi sai luồng đường bị mắc cạn và coi đây là sự kiện bất khả kháng.

    Bên mua phát hiện số xi măng đã nhận trong đợt 1 không đủ hàm lượng phụ gia như mẫu hàng thoả thuận, nên không bảo đảm độ chịu mặn theo thiết kế, do đó không thể dùng để đổ bê tông đập N như mục đích của hợp đồng mua xi măng này. Ngày 31-5-2013, sau khi có kết quả thử nghiệm, bên mua đã thông báo ngay cho bên bán việc đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên bán chịu phạt 50.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại thực tế 78.000.000 đồng do hợp đồng bị đình chỉ. Ngược lại, bên bán cũng đòi phạt 50.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại 60.000.000 đồng do hàng đợt 2 đã trên đường đi được 2 ngày, nay phải quay trở lại.

     Những yêu cầu:

    1. Xác định tính chất của hợp đồng số 03/HĐXM-2013. Giải thích rõ vì sao?

    2. Khi ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán xi măng, các bên phải căn cứ vào những đạo luật chủ yếu nào và nguyên tắc chung trong việc áp dụng các đạo luật có liên quan đối với mỗi quan hệ hợp đồng.

    3. Bên nào có trách nhiệm ký kết hợp đồng với Công ty vận tải đường thuỷ Mạo Khê và đây là quan hệ thương mại gì? Vì sao?

    4. Đợt 1 có thể coi là giao hàng chậm hay không? Vì sao? Nếu phải giải thích một điều khoản hợp đồng, phải căn cứ vào văn bản pháp luật nào ? 

    5. Như thế nào là sự kiện bất khả kháng? Bên bán có thể được miễn trách nhiệm đối với việc giao hàng chậm của đợt 1 hay không? Vì sao? 

                                                       

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518008   11/05/2019

    HuaVanTrong
    HuaVanTrong

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    BT 3

    Hd giai bt 3
     
    Báo quản trị |  
  • #518061   13/05/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


     
    Báo quản trị |