Thứ nhất, về việc lập hợp đồng: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không có quy định nào về mức giá trị của hợp đồng là bao nhiêu thì phải lập hợp đồng.
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các bên với nhau nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng được tạo lập do sự thỏa thuận và tự nguyện của các bên.
Hiện nay, phù hợp với quy định thanh toán không dùng tiền mặt, nên những doanh nghiệp nhỏ thường quy định hợp đồng có giá trị từ 20 triệu trở lên được ký kết bằng văn bản.
Theo quy định thì căn cứ Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, quy định về xuất hóa đơn: Tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.[...]”
Như vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán trên 200.000 đồng mỗi lần thì phải lập hóa đơn, trường hợp hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn thì vẫn phải xuất háo đơn.