Cần hiểu thế nào là "Người không có khả năng lao động"?

Chủ đề   RSS   
  • #493963 12/06/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Cần hiểu thế nào là "Người không có khả năng lao động"?

     


     

    Trong một số trường hợp, xét trên phương diện đạo lý nhân văn, để bảo vệ quyền lợi cũng như đưa ra những chính sách ưu tiên đặc biệt, giúp đỡ, khuyến khích cho “người không có khả năng lao động", bên cạnh đó cũng nhằm mục đích giúp đỡ hoàn cảnh đối với những người thân thích của người không có khả năng lao động đó mà trong một số lĩnh vực nhất định, pháp luật có đưa ra một vài quy định “ưu ái riêng”, mình có thể thống kê quy định về vấn đề trên ở một số luật sau đây:

    Bộ luật dân sự 2015

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

     

    Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

    Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

    1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

    a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

     

    Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2012)

     Điều 19. Giảm trừ gia cảnh

    1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

    a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);

    b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

    2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

    3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

    a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

    b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

    Có thể thấy rằng, việc quy định:

    + “Con chưa thành niên không có khả năng lao động” là người thừa kế không phu thuộc nội dung di chúc;

    + Tạm hoãn gọi nhập ngũ trong trường hợp là “lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hay;

    + Được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân đối với “Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động”

    có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người không có khả năng lao động cũng như người thân thích của họ. Mặt khác, những quy định "ưu ái" trên còn cho thấy trách nhiệm, bồn phận nuôi dưỡng, chăm sóc của những người thân thích với nhau.

    Tuy nhiên, tồn tại một câu hỏi lớn đặt ra khi áp dụng các quy định trên: Như thế nào được xem là “người không có khả năng lao động”? Phải xác định được các tiêu chí, điều kiện để xem xét có hay không thuộc trường hợp là người không có khả năng lao động thì mới có quyền hưởng một số “ữu đãi riêng” theo các nội dung trên. Câu trả lời như sau: Có thể khằng định rằng, tính cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn trực tiếp rõ ràng căn cứ áp dụng trong trường hợp muốn xác định “người không có khả năng lao động”.

    Và cũng chính vì chưa có điều luật hướng dẫn cụ thể về điều kiện xác định “người không có khả năng lao động”, ngoài ra cũng không có tập quán điều chỉnh nên chúng ta sẽ áp dụng nguyên tắc “áp dụng tương tự pháp luật” được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 2015:

    Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật

    1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

    Theo đó, tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị quyết 03), có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động” có nội dung hướng dẫn như sau:

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    Chúng ta có thể hiểu về bản chất thì 03 cụm từ “mất khả năng lao động” và “không còn khả năng lao động” hay “không có khả năng lao động” đều đưa đến hậu quả là ở chủ thể đó sẽ không tồn tại khả năng lao động. Do vậy, nếu căn cứ vào Nghị quyết 03 thì để được xác định là “người không có khả năng lao động” thì:

        (1) Họ phải rơi vào các trường hợp bị: “liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên”

       (2) Và cần có người thường xuyên chăm sóc.

    Ngoài ra, trong nội dung Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật thuế thu nhập cá nhân…cũng có quy định về khái niệm có liên quan là “người khuyết tật không có khả năng lao động”. Cụ thể tại điểm e khoản 1 Điều 8 Thông tư 111 có khái niệm người khuyết tật không có khả năng lao động để xét giảm trừ gia cảnh về thuế thu nhập như sau:

    e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).

    Theo đó, để được coi là người khuyết tật không có khả năng lao động thì:

         (1) Trước tiên đó phải là người khuyết tật (căn cứ theo các quy định liên quan và cụ thể là tại Luật Người khuyết tật 2010, Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.)

        (2) Theo sau, người khuyết tật đó còn phải mắc một số bệnh mà dẫn đến không có khả năng lao động như: AIDS, ung thư, suy thận mãn….

    Tuy nhiên, khái niệm này chỉ nhằm phân biệt về người khuyết tật không có khả năng lao động với người khuyết tật nhưng vẫn có khả năng lao động mà không nêu rõ được điều kiện xác định yếu tố “không có khả năng lao động” như Nghị quyết 03.

    Kết luận: Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các xác định như thế nào được xem là “người không có khả năng lao động” để đưa vào chính sách hưởng một số ưu ái đặc biệt hơn so với người có khả năng lao động bình thường khác. Do vậy, chúng ta sẽ áp dụng tương tự pháp luật trong một số văn bản có liên quan để làm căn cứ xem xét, làm rõ những trường hợp được xem là không có khả năng lao động. Từ đó áp dụng pháp luật phù hợp, nhằm đảm bảo thực thi pháp luật một cách công bằng, chính xác, hợp tình, hợp lý.

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 12/06/2018 01:22:31 SA Cập nhật bởi lanbkd ngày 12/06/2018 01:20:10 SA Cập nhật bởi lanbkd ngày 12/06/2018 01:10:54 SA
     
    52180 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ntdieu (12/06/2018) trang_u (12/06/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494014   12/06/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Vậy mà trứơc giờ mình tưởng không có khả năng lao động = người khuyết tật

     
    Báo quản trị |  
  • #504285   09/10/2018

    Theo mình nghĩ, định nghĩa "không có khả năng lao động" cần phải hiểu linh hoạt đối với từng trường hợp riêng, ví dụ trong thừa kế, trong lao động, trong bảo hiểm, trong y tế. Tuy nhiên theo mình nghĩ việc xác định một người có khả năng lao động hay không có thể được thực hiện thông qua bằng chứng giám định. Cụ thể phân chia thành các loại sức khỏe theo hạng như sau:

    - Hạng A là hạng tàn phế, mất sức từ 81% đến 100%;
     
    - Hạng B là hạng mất sức lao động từ 61% đến 80% tạm thời hoặc lâu dài;
     
    - Hạng C là hạng giảm sức từ 41% đến 60%. Cả hai hạng A và B đều trong diện về nghỉ mất sức, riêng hạng A được hưởng thêm phụ cấp tàn phế.
     
    - Hạng C vẫn làm việc nhưng được sắp xếp công tác phù hợp với sức khoẻ v.v... Tiêu chuẩn của hạng C còn dùng làm tiêu chuẩn tái tuyển cho các đối tượng đã cho về nghỉ mất sức trước đây.
    Việc giám định này giúp khẳng định một cá nhân có khả năng lao động hay không.
     
    Báo quản trị |  
  • #565542   29/12/2020

    Pháp luật không có quy định cụ thể, trong khi rất nhiều văn bản luật lại sử dụng khái niệm người không có khả năng lao động là rất bất cập!

     

     
    Báo quản trị |