Cần hiểu như thế nào là "Bản cáo trạng"?

Chủ đề   RSS   
  • #498956 08/08/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 491 lần


    Cần hiểu như thế nào là "Bản cáo trạng"?

    Bản cáo trạng là quyết định của Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án. 

    Có nghĩa rằng, bản cáo trạng là một văn bản tố tụng do viện kiểm sát lập, trong đó, "bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội, thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can."

    Như vậy ta cần hiểu:

     - Thứ nhất, bản cáo trạng thuộc về Viện Kiểm sát

     - Thứ hai, đối tượng của bản cáo trạng: là những hành vi vi phạm pháp luật của bị can.

     - Thứ ba, về nội dung, bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra, trong đó ghi rõ:

    1. Phần một - Thông tin cơ bản của bản cáo trạng:

    + Thời gian: ngày, tháng, năm xảy ra vụ việc;

    + Địa điểm: nơi xảy ra tội phạm;

    + Chủ thể: ai là người thực hiện hành vi phạm tội

    2. Phần hai - Nội dung bản cáo trạng:

    + Thủ đoạn: có hay không thủ đoạn đê hèn, có tính chất man rợ,..

    + Mục đích phạm tội: do tư thù cá nhân hay do vật chất,..

    + Hậu quả của tội phạm để lại: đây là dấu hiệu cơ bản và đặc biệt quan trọng để xác định một người có hay không có tội theo quy định pháp luật.

    + Những tình tiết quan trọng khác như mối quan hệ cá nhân của bị can, người giúp sức cùng phạm tội,..

    + Chứng cứ, bằng chứng: tang vật, giấy tờ,...xác định tội trạng của bị can.

    + Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

    + Nhân thân của bị can: sinh trưởng trong gia đình như nào, mối quan hệ với người dân địa phương, có tiền án- tiền sự hay không?,...

    3. Phần ba - Kết luận:

    Phần kết của bản cáo trạng cần nêu rõ:
    + Tội danh: tên tội danh

    + Điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng

    + Và cuối cùng bản cáo trạng phải được giao cho bị can: chủ thể chính tại phiên tòa.

    Như vậy ta hiểu bản cáo trạng là quyết định của cơ quan kiểm sát (công tố), nêu rõ đặc điểm, tính chất của hành vi vi phạm pháp luật đưa đến kết luận bị can có tội, nhằm bảo vệ tính đúng đắn của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

    Nguồn: Từ điển Luật học trang 26.

     
    14413 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498959   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Tuy nhiên có một số người đang nhầm lẫn giữa bản cáo trạng và bản luận tôi. Vậy bản cáo trạng và bản luận tội khác nhau như thế nào?

    Bản cáo trạng:

    - quy định tại điều 132 BLTTHS 2015

    - Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có ). ý kiến bổ sung không làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

    Bản luận tội:

    - Lời trình bày luận tội tại phiên tòa

    - Sau khi kết thúc phần xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày phần luận tội.

    Như vậy, sau khi kiểm sát viên công bố bản cáo trạng vào thời điểm giai đoạn bắt đầu việc tranh tụng tại phiên tòa và trải qua quá trình xét hỏi xong thì sau đó Kiểm sát viên mới trình bày lời luận tội.

     
    Báo quản trị |