Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì? Vai trò của căn cứ khởi tố vụ án hình sự ?

Chủ đề   RSS   
  • #601798 13/04/2023

    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 2287
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì? Vai trò của căn cứ khởi tố vụ án hình sự ?

    Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng để giải quyết vụ án hình sự. Việc khởi tố vụ án hình sự cần dựa trên các căn cứ khởi tố vụ án nào?

    Có những căn cứ khởi tố vụ án hình sự nào?

    Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm và việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ như:

    (i) Tố giác của cá nhân;

    (ii) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    (iii) Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

    (iv) Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

    (v) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

    (vi) Người phạm tội tự thú.

    Theo quy định trên thì căn cứ để khởi tố vụ án hình sự chính là có hiệu của tội phạm và việc có dấu hiệu tội phạm được xác định theo những căn cứ nêu trên.

    Vậy xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thế nào?

    Hiện tại, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để xác định thế nào là có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này, dựa trên những tin tố giác, tin báo, kiến nghị,… sẽ xác định dấu hiệu tội phạm, cấu thành tội phạm, phải trải qua quá trình điều tra mới khởi tố vụ án hình sự.

    Dấu hiệu tội phạm là căn cứ để phân biệt tội phạm với các hành vi không phải là tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Dấu hiệu tội phạm là căn cứ khởi tố vụ án không đòi hỏi phải xác định đầy đủ như dấu hiệu tội phạm trong khái niệm tội phạm và dấu hiệu tội phạm trong các cấu thành tội phạm trong BLHS.

    Về vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự

    Vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự là việc khởi tố vụ án hình sự khi vụ án đó không có dấu hiệu tội phạm mà chỉ là các tranh chấp dấn ự hoặc các vi phạm pháp luật khác.

    Nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đã không đánh giá đúng bản chất của các mối quan hệ dân sự như vay mượn, hụi họ mà chỉ dựa trên việc không thực hiện các cam kết trong việc vay mượn, trao trả tài sản đến hạn, không xem xét đến các yếu tố thuộc mặt chủ quan của bên có nghĩa vụ trả nợ, không làm rõ có hay không có ý thức chiếm đoạt, việc họ không hoặc chưa thực hiện các cam kết theo hợp đồng là do nguyên nhân gì, do quản lý, sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng thu hồi vốn để trả nợ hay lý do bất khả kháng...

    Điều này xuất phát từ nhận thức của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về căn cứ khởi tố vụ án hình sự còn chưa triệt để, đồng thời, một số dấu hiệu tội phạm được quy định trong BLHS cũng chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, xảy ra trường hợp các vụ việc phi hình sự nhưng lại bị khởi tố hình sự.

    Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy căn cứ khởi tố vụ án hình sự là có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định có dấu hiệu tội phạm đóng vai trò quan trọng trong khởi tố vụ án hình sự, giúp xác định được đây là vấn đề dân sự hay hình sự, có hình sự hóa các quan hệ dân sự hay không.

     
    284 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận