Cán bộ tham nhũng nhưng chỉ bị xử lý kỷ luật, đúng hay sai?

Chủ đề   RSS   
  • #609761 21/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Cán bộ tham nhũng nhưng chỉ bị xử lý kỷ luật, đúng hay sai?

    Tham nhũng là quốc nạn của bất kỳ đất nước nào trên thế giới. Cán bộ tham nhũng là nhũng nhiễu dân, tham lam, vơ vét quyền lực, lợi ích về mình và là tội đáng lên án hàng đầu tại nước ta. Tuy nhiên, có phải cán bộ nào tham nhũng cũng sẽ phải bị trừng trị thật nặng, hay có những trường hợp chỉ bị xử lý kỷ luật. Hãy cùng nhau tìm hiểu.

    1. Pháp luật quy định về cán bộ như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008, cán bộ được giải thích như sau:

    Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 18 Luật cán bộ công chức quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ:

    - Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

    - Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

    - Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

    - Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức

    Như vậy, không chỉ là vấn đề đạo đức, pháp luật cũng đã quy định, cán bộ không được lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn để vụ lợi.

    2. Tham nhũng được quy định như thế nào?

    Chúng ta có hẳn một luật riêng về tham nhũng. Căn cứ khoản 1,2  Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, quy định về tham nhũng:

    - Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

    - Cán bộ, công chức, viên chức là người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó,

    Qua đó, ta có thể nói, cán bộ là một trong những đối tượng được Luật tham nhũng điều chỉnh.

    Căn cứ, khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ:

    Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

    Ngoài ra, căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức: “Có hành vi vi phạm lần đầu.”

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 78 Luật cán bộ công chức 2008, quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, khi cán bộ vi phạm các quy định tại Luật này:

    + Khiển trách.

    + Cảnh cáo.

    + Cách chức.

    + Bãi nhiệm.

    - Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

    - Cán bộ phạm tội bị tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

    Như vậy, các quy định trên áp dụng cho cán bộ khi họ vi phạm hành vi tham nhũng ở mức độ nhẹ và lần đầu. Cán bộ có thể bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, bị thôi việc.

    3. Luật hình sự quy định tội danh tham nhũng

    Bộ luật hình sự 2015, quy định về mức phạt của các tội danh liên quan đến tham nhũng từ Điều 353-359:

     

    Mức phạt nhẹ nhất

    Mức phạt nặng nhất 

    Tội tham ô tài sản

    2 năm tù

    20 năm tù, chung thân, tử hình

    Tội nhận hối lộ

    2 năm tù

    20 năm tù, chung thân, tử hình

    Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

    1 năm

    20 năm tù, chung thân

    Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

    bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm

    15 năm.

    Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

    1 năm.

    20 năm.

    Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

    1 năm.

    20 năm hoặc tù chung thân

    Tội giả mạo trong công tác

    1 năm.

    20 năm

    Xem chi tiết tại: Bộ luật hình sự 2015

    Không phải tự nhiên mà Bộ luật hình sự 2015 dành hẳn một mục để quy định các tội danh về tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng của những người có chức vụ như các cán bộ. 

    Như đã nói, tham nhũng là tội danh cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến cả an ninh, trật tự xã hội, làm lung lay cán cân quyền lực quản lý của nhà nước, do đó tội danh tham nhũng bị xử phạt rất nâng, các mức phạt lớn nhất đều từ 15 năm đến cả tử hình.

    Do đó, cán bộ tham nhũng nhưng chỉ bị xử lý kỷ luật là không đúng, vì thực tế hành vi này bị xử lý rất nghiêm ngặt và khi bị xử lý hình sự chắc chắn họ cũng sẽ bị thôi việc hoặc cách chức như đã đề cập ở xử lý kỷ luật.

    Tổng kết lại, tham nhũng là hành vi nguy hiểm, gây mất trật tự xã hội và có thể đối diện các án tù cực nặng, đặc biệt là đối với các cán bộ. 

     
    408 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận