Cán bộ, công chức vi phạm đạo đức sẽ bị xử lý ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #592114 03/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Cán bộ, công chức vi phạm đạo đức sẽ bị xử lý ra sao?

    Chắc hẳn những ngày qua nhiều hình ảnh, video ghi lại hành vi ứng xử của một người đàn ông ném tiền tại một quán ăn đã gây bức xúc trong dư luận. Theo sự việc được cơ quan công an điều tra cho biết người này là cán bộ công chức làm việc tại Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
     
    can-bo-cong-chuc-vi-pham-dao-duc-se-bi-xu-ly-ra-sao
     
    Trong trình báo, vị này đã có hành vi ném tiền vì cho rằng quán đã thối tiền ăn bằng rất nhiều tiền lẻ cho anh này, sau đó kéo một đoàn người tới quấy phá quán ăn. Qua sự việc trên, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng hành vi ứng xử trên của người này đã đúng chuẩn mực chưa và mức xử lý kỷ luật này sẽ ra sao?
     
    1. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức
     
    Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật bằng các hình thức theo quy của Nghị định 112/2020/NĐ-CP với các hình thức sau:
     
    (1) Hình thức khiển trách
     
    Đối với công chức vi phạm lần đầu gây hậu quả ít nghiêm trọng về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
     
    Hình thức này nhằm nhắc nhở công chức nào có vi phạm về đạo đức, văn hóa giao tiếp như trong video đã được đăng tải, dù là ở bất kỳ đâu cán bộ, công chức vẫn phải tuân theo các quy định của đơn vị làm việc. Tránh gây ảnh hưởng đến uy tín và bức xúc trong dư luận.
     
    (2) Hình thức cảnh cáo
     
    Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công.
     
    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
     
    (3) Hạ bậc lương công chức
     
    Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
     
    (4) Giáng chức đối với công chức
     
    Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
     
    (5) Cách chức đối với công chức
     
    Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cán bộ đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
     
    (6) Buộc thôi việc đối với công chức
     
    Hình thức kỷ luật buộc thôi việc là hình thức nặng nhất, biện pháp kỷ luật này áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm.
     
    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
     
    - Hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
     
    Tùy vào từng hành vi vi phạm và mức độ nghiêm trọng của cán bộ, công chức trong xã hội gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, nội quy điều lệ của cơ quan hoặc gây bức xúc trong dư luận sẽ có từng hình thức kỷ luật tương ứng. Trong đó hình thức nặng nhất có thể là buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm đối với cán bộ công chức theo quy định.
     
    2. Kỷ luật đảng viên vi phạm
     
    Trường hợp công chức này đã là đảng viên thì còn bị kỷ luật về mặt Đảng nếu đảng viên vi phạm các quy định về đạo đức, nếp sống văn mình theo Điều 54 Quy định 69-QĐ/TW 2022.
     
    Theo đó, đảng viên vi phạm là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên.
     
    Trường hợp vị đảng viên vi như đã nhắc đến ở trên có vi phạm điều lệ Đảng thì sẽ bị kỷ luật bằng 03 hình thức sau đây:
     
    Thứ nhất, đảng viên có hành vi làm mất an ninh, trật tự công cộng như quậy phá, gây gổ, đánh nhau... Gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
     
    Thứ hai, trường hợp đã kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
     
    Có hành vi xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác; lừa đảo, chiếm dụng tài sản, tiền của tổ chức, cá nhân.
     
    Có hành vi vi phạm quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ngành, cơ quan, đơn vị.
     
    Thứ ba, Trường hợp vi phạm hình thức kỷ luật và cảnh cáo gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
     
    - Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền.
     
    - Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng nghiệp.
     
    Như vậy, cán bộ công chức vi phạm đạo đức, lối sống sẽ bị kỷ luật theo hai hình thức, đầu tiên là kỷ luật theo chức vụ, chức danh của người vi phạm. Tiếp theo, nếu người này đã là đảng viên thì còn bị kỷ luật về mặt Đảng, qua đó giáo dục và điều chỉnh lối sống đạo đức của đảng viên cũng như cán bộ công chức chấp hành tốt, phục vụ vì lợi ích chung, vì nhân dân, xã hội.
     
    2374 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592141   04/10/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Cán bộ, công chức vi phạm đạo đức sẽ bị xử lý ra sao?

    Cảm ơn thông tin chia sẻ từ bạn. Việc quy định kỷ luật đối với cán bộ công chức vi phạm đạo đức, lối sống sẽ bị kỷ luật theo chức vụ, chức danh của người vi phạm. Trong trường hợp là Đảng viên thì còn bị kỷ luật theo Điều lệ Đảng. Hình thức kỷ luật cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ hành vi và mức độ hậu quả gây ra. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngoclua1001 vì bài viết hữu ích
    nguyenhoaibao12061999 (07/10/2022)