"cầm giữ" có được coi là biện pháp bảo đảm.

Chủ đề   RSS   
  • #97391 21/04/2011

    saothuong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    "cầm giữ" có được coi là biện pháp bảo đảm.

    Chào các anh, các chị!
    Mong các anh các chị tư vấn cho em vấn đề này với:
    Trong luật dân sự năm 2005 có quy định về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp mà không có quy định gì về vấn đề "cầm giữ".
    Vậy các anh các chị cho em hỏi cầm giữ có được coi là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự không ạ? nếu không được quy định trong bộ luật dân sự thì nó có được bảo vệ trong đời sống không ạ?
    Em chân thành cảm ơn các anh chị nhiều!
     
    10351 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97400   21/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    7. Về cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu
    Đây là các biện pháp còn có ý kiến khác nhau, do đó, cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn các nội dung cần điều chỉnh.
    Có ý kiến cho rằng cầm giữ tài sản không phải là biện pháp bảo đảm. mà là hậu quả pháp lý do pháp luật quy định khi xảy ra vi phạm trong một số hợp đồng nhất định, ví dụ: hợp đồng gửi giữ tài sản, dịch vụ.
    Do đó, cũng có thể không để các điều từ Điều 350 đến Điều 352 tại phần các biện pháp bảo đảm, mà chuyển vào phần thực hiện hợp đồng để áp dụng cho các trường hợp pháp luật có quy định về cầm giữ tài sản.
    Việc bảo lưu quyền sở hữu được một số nước coi là biện pháp bảo đản an toàn tín dụng như CHLB Đức, vì chậm thanh toán hoặc thanh toán theo định kỳ là một trong các hình thức tín dụng rất phổ biến trong mua bán, cung ứng hàng hóa, trong đó bên mua và bên nhận cung ứng hàng hóa được trả chậm, trả dần. Do đó, các bên thường áp dụng cơ chế bảo lưu quyền sở hữu. Cũng có ý kiến cho rằng trong trường hợp này, các bên nên áp dụng cơ chế thế chấp tài sản sẽ phù hợp và thuận tiện hơn, vì BLDS đã có quy định rõ ràng về thế chấp.

    link gốc: http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=252


    *
    Note: Theo tôi thì không tìm thấy đơn giản là không có hoặc là sẽ có nhưng không phải bây giờ (bởi xung quanh thuật ngữ "cầm giữ" còn nhiều tranh luận chưa đi đến một sự thống nhất như bài viết trên đã đề cập). Có thể thấy rằng, hiện giờ, đa số mọi người đều coi đó chỉ đơn giản là một hành vi.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 21/04/2011 11:29:30 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    saothuong (21/04/2011)
  • #97416   21/04/2011

    saothuong
    saothuong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Em cảm ơn anh nhiều.
    Nhưng anh ơi em không tìm được khái niệm "cầm giữ" trong thuật ngữ pháp lý mà chuẩn bị học cô giáo lại bắt làm bài chứ.
    Anh chị nào học rồi giúp em với, please!
     
    Báo quản trị |  
  • #154546   12/12/2011

    lshuyen
    lshuyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Điều 416 BLDS 2005 có quy định về cầm gữi tài sản đó em.

    #ffffff; line-height: 18px;">Trích dẫn Điều 416 Bộ luật dân sự:
    #ffffff; line-height: 18px; page-break-after: avoid;">Điều 416. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ 
    #ffffff; line-height: 18px;">1. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.
    #ffffff; line-height: 18px;">2. Bên cầm giữ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
    #ffffff; line-height: 18px;">a) Cầm giữ toàn bộ hoặc một phần tài sản trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
    #ffffff; line-height: 18px;">b) Thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ;
    #ffffff; line-height: 18px;">c) Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ;
    #ffffff; line-height: 18px;">d) Yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanh toán các chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản đó.
    #ffffff; line-height: 18px;">3. Quyền cầm giữ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
    #ffffff; line-height: 18px;">a) Theo thỏa thuận của các bên;
    #ffffff; line-height: 18px;">b) Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ;
    #ffffff; line-height: 18px;">c) Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lshuyen vì bài viết hữu ích
    trungdixe (12/12/2011)
  • #154615   12/12/2011

    trungdixe
    trungdixe

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (87)
    Số điểm: 844
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn

    Luật ds đề xuất một số hình thức đảm bảo cho các chủ thể tùy chọn để áp dụng,

    Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận để chọn hình thức đảm bảo khác ngoài luật ds, nhưng với yêu cầu phải ko trái với PL nếu ko sẽ bị vô hiệu

     
    Báo quản trị |  
  • #154627   12/12/2011

    hanhphuclabinhyen
    hanhphuclabinhyen

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 71
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


          Chào em.
          Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này. BLDS chưa chính thức công nhận Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ. (Cụ thể: Điều 318 BLDS không ghi nhận Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm).
          Cũng giống như các Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được quy định trong BLDS thì mục đích của Cầm giữ tài sản cũng nhằm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.
            Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản ở đây là việc thỏa thuận trước giữa các bên (đối với các biện pháp bảo đảm) về việc sẻ dùng tài sản đó làm tài sản đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết hợp đổng. Nghĩa là hình thành và tồn tại trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên.
           Còn Cầm giữ tài sản thì ngược lại, chỉ khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc không thực hiện thì bên có quyền có quyền cầm giữ tài sản. Tức là chỉ phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật.

    một Giáng sinh an lành!

    Cập nhật bởi hanhphuclabinhyen ngày 12/12/2011 04:38:37 CH
     
    Báo quản trị |