chaudaihieu viết:
Thưa Luật sư,
Anh A cho B (bạn của A) mượn máy tính để học. Nhưng khi đòi lại thì mới biết là B đã đưa cho C(anh của B) đi cầm ở tiệm cầm đồ. Số tiền cầm là 6 triệu. (A không hề hay biết)
Sau khi yêu cầu B và C chuộc lại máy, theo thỏa thuận thì C đã mang 2 triệu và một máy tính khác tới thay thế máy của A. Nhưng sau đó vì phải trả lại máy này, nên C lại mượn máy của A vào cầm lại. Chuyện này đã được sự đồng ý của A. Giấy tờ cầm cố đứng tên C Nhưng khi yêu cầu thì B và C không chuộc lại cho A.
Vậy Luật sư cho biết là có quy định pháp luật nào liên quan đến tình huống trên và có cơ sở nào để giúp A đòi lại máy hay không khi B và C trốn tránh trách nhiệm hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn,
Thứ nhất, Việc cầm đồ của C là hợp pháp. Việc cầm cố laptop của C là hợp pháp vì A đã đồng ý cho C mượn tài sản đi cầm cố, A tin tưởng C do đó A phải chịu rủi ro, còn chủ tiệm cầm đồ họ không tin tưởng nên họ đã nhận cầm đồ và phải có tài sản cầm cố.
Sau khi A cho C mượn laptop đi cầm cố, vì tin tưởng rằng bạn của mình sẽ thực hiện theo đúng thỏa thuận. Nhưng sau khi chiếm đoạt được số tiền có được từ việc cầm cố, thì C và B lại không chuộc lại máy cho A, như vậy là C và B trốn tránh nghĩa vụ trách nhiệm.
Nếu như C sau khi thực hiện được hành vi chiếm đoạt trốn tránh nghĩa vụ từ việc cầm cố tài sản thì căn cứ vào mục đích chiếm đoạt có trước hay sau khi thực hiện hành vi và căn cứ vào số tiền chiếm đoạt có thể khẳng định được C có phạm tội không và phạm tội gì?
- Trường hợp nếu mục đích chiếm đoạt có trước khi thực hiện hành vi gian dối, căn cứ giá trị tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000đ trở lên hoặc dưới hai triệu đồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người C sẽ phạm vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự. Nếu người chiếm đoạt không thuộc trường hợp trên, thì ngược lại là không phạm tội.
- Trường hợp nếu mục đích chiếm đoạt có sau khi thực hiện hành vi gian dối, lợi dụng lòng tin của A mình để mượn laptop bạn mình đi cắm, sau khi có được tài sản từ việc cắm laptop mói nảy sinh ý định chiếm đoạt và đã chiếm đoạt số tiền này, sau đó trốn tránh - căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Trường hợp ngược lại thì không bị truy cứu TNHS.
Thứ hai, A có thể làm Đơn tố cáo , giấy tờ liên quan đến chiếc máy tính. . .gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận/huyện/thị xã/tp thuộc tỉnh để được điều tra - truy tố theo quy định của pháp luật.
Khi Cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện nhiệm vụ, thì Có thể tạm giữ chiếc máy tính từ hiệu cầm đồ để phục vụ điều tra - khi A có đơn xin nhận lại chiếc máy tính mà Cơ quan điều tra xét thấy không ảnh hưởng đến quá trình tố tụng thì A được nhận lại tài sản này khi có Quyết định xử lý vật chứng của Cơ quan Công an.
Khi Cơ quan cảnh sát điều tra chứng minh được hành vi của C có đầy đủ cấu thành tội phạm về Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì người này bị khởi tố - truy tố - xét xử theo quy định của pháp luật.
Một vài trao đổi!