Cái nhìn pháp lý về quan hệ cha mẹ với con ruột

Chủ đề   RSS   
  • #501622 07/09/2018

    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Cái nhìn pháp lý về quan hệ cha mẹ với con ruột

    Việc làm rõ quan hệ cha mẹ với con ruột không chỉ cần thiết trong trường hợp có tranh cãi về tư cách cha, mẹ, con của một người. Khi xảy ra vụ việc, thẩm phán phải có trách nhiệm thẩm định các bằng chứng chống lại nhau. Khi một người nào đó đến cơ quan công chứng và tự xưng rằng mình là con ruột của một người đã chết và di sản đang được thanh toán thì cơ quan công chứng phải kiểm tra lại tư cách "con" của người tự xưng đó trước khi người này tham gia vào việc chuyển giao di sản. Một người khác chưa thành niên ( 15 tuổi ) có hành vi gây thiệt hại cho một người khác thì tòa gọi cha của người gây thiệt hại ra tòa để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại và người được gọi buộc phải thực sự là cha của người gây thiệt hại. Dựa vào tính chất xác định quan hệ có hai cách thức xác định quan hệ cha mẹ và con ruột đó là: xác định quan hệ tự nhiên và quan hệ pháp lý.

    Bỏ qua yếu tố tự nhiên, chúng ta sẽ xem xét yếu tố pháp lý quan hệ cha me và con ruột. Thứ nhất, xác định quan hệ bằng thủ tục tư pháp bằng cách chứng minh bằng giấy khai sinh vì giấy khai sinh để chứng minh quan hệ cha mẹ con trong rất nhiều trường hợp, ngoài ra giấy khai sinh là bằng chứng về việc có một người được sinh ra vào ngày tháng năm được ghi nhận trên giấy khai sinh, có tên cha và mẹ lần lượt được ghi trong giấy khai sinh và chắc chắn rằng giấy khai sinh là bằng chứng về việc người mẹ có sinh con. Thứ hai, các trường hợp chứng minh khác, thường các trường hợp này này khá đa dạng trong thực tế, chẳng hạn như khi cần lập khai sinh trễ hạn hoặc đăng ký lại khai sinh cho một người và khi cần xác định một người nào đó có quyền hưởng di sản của người chết với tư cách là con ruột và là người thừa kế theo pháp luật được gọi là hàng thừa kế thứ nhất của người chết.

    Từ đó luật đưa ra giải pháp để xác định quan hệ cha mẹ con nhưng rất đơn giản chưa chặt chẽ lắm với . Ngoài ra còn có các cách xác định quan hệ cha, mẹ với con ruột như con sinh ra từ hôn nhân tức là con sinh ra từ kết quả của cuộc hôn nhân cha và mẹ. Con chung của người đã thành vợ chồng. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 có ghi nhận con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Vậy thế nào là sự thừa nhận con chung trong điều kiện cha mẹ kết hôn? Nhờ các bạn đọc giả giải đáp. Phía trên là quan điểm cá nhân của mình mong các bạn góp ý 

     
    2127 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận