Chào bác
httoan09111963. Qua nhà bác chơi thấy bác mở mấy topic có cùng nội dung, chắc tại bác bức xúc quá.
Tôi đã từng vào làm trong cơ quan nhà nước và tôi cũng đã chủ động đi ra. Đến giờ tôi vẫn thấy bình thường, chẳng có gì luyến tiếc vì quyết định của mình cả.
Phòng chống tham nhũng ư! Công khai tài sản có phải là một cách! Nghĩ mãi cũng chưa ra vacxin, thôi thì cứ tạm sống chung với lũ hay virus cũng được.
Buồn làm gì hả bác, có công cụ gì trong tay thì dùng công cụ đó, tôi kể cho bác nghe mấy vụ của tôi cũng la lá của bác nhưng là ở doanh nghiệp tư.
Khi tôi kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp thì phát hiện vấn đề, tôi nói với sếp thì có vấn đề sếp tin có vấn đề không tin, nói cách khác là có vấn đề sếp biết rõ và có vấn đề sếp không ngờ người được tin cậy bao nhiêu năm lại làm chuyện đó. Cuối cùng sếp cũng thừa nhận và chấp nhận có tiêu cực.
Sếp muốn giữ tôi, sếp cũng muốn giữ nịnh thần dù biết nó có vấn đề. Tôi đành phải ra đi vì có tiếp tục thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì, công ty không phát triển được mà tôi cũng chẳng phát triển được.
Sếp khác hứa với khách hàng trước mặt tôi, động viên nhân viên trước mặt tôi, nhưng một thời gian sau tôi lại nghe lại những lời phàn nàn trước đây đã nghe.
Loại sếp nữa là cậy có con dấu pháp nhân thế là thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm. Cho tôi nghỉ việc với lý do không đáp ứng được yêu cầu câu việc, tạo bằng chứng giả trước tòa,... Hay thật!
Rút kinh nghiệp với việc thẳng thắn quá, tôi chơi bài nì với những sếp hay thay đổi ý kiến, nay thế này mai thế khác. Góp ý ở mức độ vừa phải, sếp nói gì thì em làm đó, làm đúng ý sếp vẫn bị knock out như thường. Chán không chán được nữa.
Nói chung còn nhiều kiểu sếp lắm.
Phát hiện nhiều vấn đề nhưng tôi cũng không thẳng tay trừng trị, trái lại tôi vẫn mở đường cho họ thay đổi từ từ, nhưng có tật thì giật mình họ tập trung chống đối với tôi.
Cũng có người thức tỉnh, có lần 8 giờ tối tôi vẫn thấy họ ngồi làm (mà bình thường muốn họ ở lại làm là em phải đi học và hỏi anh ơi có được chấm công không?), tôi hỏi "Động lực nào mà làm chăm thế?", trả lời "Thì cảm thấy ân hận vì trước đây chống đối quá đáng thì làm", nghe xong cũng sướng. Nhưng cũng có người ngoan cố chống đối tới cùng, chống đối thì xuyên tạc và giấu diếm sự thật, có nơi thì tôi chán môi trường đó tôi bỏ đi, có nơi thì bị mời đi với nhiều kiểu lý do.
Ngăn chặn sự trục lợi và ăn chặn nhằm bảo vệ uy tín công ty và phát huy tinh thần làm việc của nhân viên, lợi ích đạt được là lợi của công ty là lợi ích của chủ doanh nghiệp. Nhưng thật thất vọng khi chính miệng sếp thừa nhận "Đó là lỗi của tôi. Chúng tôi không thể thay đổi được" và nhân viên không dám lên tiếng để được bảo vệ quyền lợi.
Có những hiện tượng đó thì phải có nguyên nhân. Vậy nguyên nhân đó là gì thì mỗi người mỗi hoàn cảnh chúng ta đều thấy. Vấn đề là mỗi người phải tìm ra cho mình giải pháp phù hợp, thích nghi với từng sự việc, từng thời điểm.
Chúc bác vượt khó thành công!