Cải cách hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #18892 31/10/2009

    kthuy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cải cách hành chính

    Đề án của Chính phủ trình Quốc Hội tại kỳ họp thứ IV QH khóa XII về thí điểm bỏ HĐND Quận-Huyện-Phường tại 69 huyện,, 32 quận, 483 phường thuộc 7 tỉnh, 3 thành phố thuộc TW và nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã (CT.UBND xã) . Vậy đâu là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc này?
    Cập nhật bởi LawSoft03 ngày 26/03/2010 11:40:09 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 18/03/2010 11:11:00 AM
     
    14209 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #18893   01/08/2009

    khovilon
    khovilon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn này khá nhạy bén. Thời điểm bạn lập chủ đề cũng là thời điểm Quốc hội vừa họp xong; thuvienphapluat có cả một mục về cải cách hành chính vậy mà  ....(!) chủ đề lại bị chìm vào quên lãng. Thật đáng buồn thay
     
    Báo quản trị |  
  • #18894   06/08/2009

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Tạm trả lời

    T chưa có nhiều thời gian cũng như chưa được tiếp xúc nhiều với thông tin này.

    Tuy nhiên, theo những gì t biết thì việc xóa bỏ HĐND quận, huyện là nhằm: (1) giảm thiểu bộ máy hành chính cồng kềnh mà ko hiệu quả của Hệ thống chính quyền cấp Huyện. Việc quản lý hành chính, cấp cơ sở thì đã có Cấp Xã, cấp khu vực đã có Cấp tỉnh và Cấp tối cao đã có TW, vậy thì Cấp huyện chỉ là một bộ máy trung gian có vẻ như dư thừa ko cần thiết. Cùng 1 đối tượng quản lý - là nhân dân, thì nên có càng ít cấp quản lý càng tốt, cấp Xã là nhằm đảm bảo tính sát dân và thực tế, cấp trên Tỉnh là nhằm đảm bảo tầm quản lý vĩ mô, tổng quát và toàn diện, cấp TW là sự quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước.
    Về việc này, các nhà đưa ra sáng kiến - Các đại biểu QH cũng đã có sự so sánh đối chiếu với hệ thống bộ máy Hành chính của nhiều nước trên thế giới, và đã có rất nhiều nước với bộ máy HC gọn nhẹ nhưng rất hiệu quả.
    Việc tồn tại Bộ máy quản lý cấp Huyện theo nhiều ý kiến, đó là một sự ko cần thiết.

    Về viêc để Dân bầu trực tiếp Chủ tịch Xã, điều này t thấy là hoàn toàn hợp lý và cần thiết phải làm.
    Vì hiện tại,  ở cấp Xã, Chủ tịch UBND là người đứng đầu cả xã, có thể nói là có quyền quyết định hầu hết mọi vấn đề của người dân. Trong khi đó, người dân lại ko hề được trực tiếp bầu ra ông này, người dân chỉ được bầu mấy ông trong HĐND, rồi mấy ông HĐND này chọn ra 1 người to nhất, oai nhất làm Chủ tịch.
    Đến khi, giả sử ông Chủ tịch đó có sai phạm, dân ko thích thì dân vẫn phải chịu mà ko làm gì đc, có làm thì lại phải thông qua mấy ông đại biểu HĐND, mấy ông này thì ai chẳng sợ ông Chủ tịch, vì hắn cũng là Đại biểu như mình mà lại còn to nhất và oai nhất chứ.

    Nhìn ra các nước trên thế giới, việc dân bầu trực tiếp người đứng đầu Chinh quyền, ví dụ bầu Thống đốc bang, Bầu Tổng thống đây là một điều rất đáng để học tập.
    Bởi lẽ, người dân họ tự lựa chọn ra người quản lý mình và nếu người này quản lý ko tốt thì cũng có nghĩa là họ sẽ có quyền cho người khác lên thay.
    Người được dân bầu trực tiếp khi đó sẽ làm việc có trách nhiệm hơn để bảo vệ quyền lợi của những người đã bầu ra mình, cũng có nghĩa là bảo vệ chỗ đứng của mình.

    Thực hiện việc dân bầu trực tiếp Chủ tịch xã cũng chính là cách thức hiệu quả nhất và tốt nhất để người dân làm chủ.

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #18895   22/10/2009

    lawmard
    lawmard

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh luận

    Theo tôi, nên để dân bầu ra HĐND xã và có thêm quyền bãi nhiệm chủ tịch UBND xã sẽ hay hơn.

    Bởi tri thức nằm ở HĐND, lợi ích nằm ở dân, quá trình bầu ra HĐND cũng đã có sự chọn lựa rồi, vậy thì hãy để bộ não (HĐND) đó xác định ai là lãnh đạo. Tuy nhiên khi Chủ tịch không đảm bảo được lợi ích (không trái luật) chung của toàn xã, thì nên để dân có quyền bãi miễn.

     
    Báo quản trị |  
  • #18896   31/10/2009

    kthuy
    kthuy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    lawmard viết:

    Theo tôi, nên để dân bầu ra HĐND xã và có thêm quyền bãi nhiệm chủ tịch UBND xã sẽ hay hơn.

    Bởi tri thức nằm ở HĐND, lợi ích nằm ở dân, quá trình bầu ra HĐND cũng đã có sự chọn lựa rồi, vậy thì hãy để bộ não (HĐND) đó xác định ai là lãnh đạo. Tuy nhiên khi Chủ tịch không đảm bảo được lợi ích (không trái luật) chung của toàn xã, thì nên để dân có quyền bãi miễn.



    Theo mình nghĩ thì tất nhiên, chủ Tịch Xã do dân bầu thì dân có quyền bãi miễn. Nhưng nên theo cả cơ chế quản lí nghành dọc nữa. Một khi đã bỏ HĐND Huyện thì rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của HĐND Xã sẽ được mở rộng, vì vậy để có sự thống nhất quản lí và không đểlàm dụng thẩm quyền thì Chủ tịch HĐND xã cũng phải chịu trách nhiệm trước HĐND cấp trên và với cả nhân dân. Như thế mới đảm bảo được tính quản lí thống nhấ bộ máy hành chính Nhà nước.


    Việc bỏ HĐND cấp Huyện là một việc có thể coi là bớt đi một gánh nặng cho nhân dân và sự cồng kềnh của Bộ máy hành chính hiện thời. Như ý kiến của bạn đã nói ở trên rất hợp lý thì mình nghĩ việc bỏ HĐND Huyện sẽ góp phần giúp HĐND Xã hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều, bởi đây là cấp gần dân nhất, sẽ nắm rõ được tình hình của địa bàn dân cư, nắm bắt được các nhu cầu, yêu cầu bức thiết của người dân và có thể nhanh chóng giải quyết để đáp ứng nguyện vọng và thực tế địa phương mình.

    Bỏ HĐND Huyện sẽ giảm bớt cả thủ tục hành chính trong bối cảnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta. Giảm lượng biên chế, giảm chi phí ngân sách nhà nước và tập trung hơn cho địa phương. ...


    P/s: Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến vấn đề này!
     
    Báo quản trị |  
  • #16012   11/12/2008

    the_talkative_girl
    the_talkative_girl

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2008
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    HỢP ĐỒNG HÀNH CHÍNH

    hợp đồng hành chính là gì? đây là một biện pháp quản lí hành chính do nước ta nghĩ ra hay là hoc tập trên thế giới? và việc áp dung trong thực tiễn như thế nào?
    Xin cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #16013   01/12/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Về hợp đồng hành chính!

    Hợp đồng hành chính là một công cụ trong quản lý hành chính nhà nước và nó không chỉ là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước mở rộng, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công, vào các công trình xây dựng cơ bản, giao thông công chính nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng tăng của các tầng lớp xã hội; mà nó còn là công cụ hành chính nhằm quản lý chặt chẽ, hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở nước ta.

    Tuy nhiên, loại hợp đồng này hiện nay chỉ tồn tại trên lý thuyết, pháp luật chưa quy định cụ thể và có sự điều chỉnh loại hợp đồng này.

    Nếu việc phát huy tác dụng của hợp đồng này theo đúng nghĩa của nó thì...

     
    Báo quản trị |  
  • #16014   07/12/2008

    the_talkative_girl
    the_talkative_girl

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2008
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    tra lời

    Nếu HĐHC là công cụ hữu ích như vậy thì tại sao nước ta lại không áp dụng nhiều mà chỉ là loáng thoáng , lờ mờ thôi. Em nghĩ để cho các thành phân kinh tế cùng góp sức trong việc cung cấp các dịch vụ công sẽ có hiệu quả cao hơn và tránh được tình trạng độc quyền muốn làm gì thì làm của CQHCNN.
    nhưng ở đây em muốn hỏi hợp đồng hành chính xuất phát từ nước nào để có hướng tìm tài liệu nghiên cứu. một HĐHC trên thực tế thì như thế nào vì thật sự em chưa hiểu rõ.
    cám ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #18921   03/07/2009

    Nhatle
    Nhatle

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hành Chính cơ sở

    Thủ tục hành chính hiện nay của nước ta tuy đã bước sang những trang mới về cải cách hành chính, nhưng vẫn không đồng bộ! Đó là nỗi khổ của những người dân, ở từng địa phương khi phải tiếp xúc với thủ tục hành chính qua nhiều cơ quan hành chính khác nhau!
     
    Báo quản trị |  
  • #18922   25/12/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Tôi thấy đi công chứng hay đi xin giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay cũng thuận lợi rất nhiều chứ đâu có khó khăn gì mấy
    Đi tới lần đầu tiên, còn ngơ ngác, khù khờ không biết gì.
    Nếu thấy cô nào dễ thương thì hỏi, không thì nhìn vào bảng hướng dẫn.
    Nhất là vào đây, nếu bạn hỏi đúng người (không phải người đang tất bật cặm cuội làm việc) thì lúc nào cũng nhận được câu trả lời thỏa đáng hết á!
    Nếu bạn ngại tiếp xúc thì cố thử quan sát một vòng sẽ thấy những tờ giấy hướng dẫn rất chi tiết được dán trên bảng thông báo rất dễ bắt gặp!
    Tôi đang ở quận Bình Tân, Sài Gòn (wen kêu SG hơn là TpHCM) tôi thấy khi đi làm giấy tờ cũng dễ, chỉ là mất thgian chờ lâu thì nhiều người dễ cáu gắt thôi chứ nó cũng tốt lắm rồi, bình thường thì luôn có rất nhiều người cần phục vụ nên việc chờ là tất nhiên!
    Cũng có thể mỗi địa phương có cách làm việc "sáng tạo" khác nhau!
    Bạn đang ở địa phương nào thế?
    Có thể nêu chi tiết hơn về khó khăn của bạn khi đụng tới "thủ tục hành chính" không?

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #18923   26/12/2008

    Nhatle
    Nhatle

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhatle viết:
    Thủ tục hành chính hiện nay của nước ta tuy đã bước sang những trang mới về cải cách hành chính, nhưng vẫn không đồng bộ! Đó là nỗi khổ của những người dân, ở từng địa phương khi phải tiếp xúc với thủ tục hành chính qua nhiều cơ quan hành chính khác nhau!
    .
    Cảm ơn bạn đã góp ý và chia quan tâm tới những vấn đề hành chính của chúng ta hiện nay! mình thì chưa gặp gì, nhưng một hôm có một người bạn bức xúc gặp mình hỏi: " cải cách hành chính rồi mà Họ vẫn làm mình khổ quá!" Tôi hỏi bạn thì được biết mấy ngày nay đang đi xin gắn điện, nhưng nơi gắn điện lại là nhà mượn, thuê, nên phải có giấy đồng ý của chủ nhà cho gắn( theo mẫu của Điện lực)! Nhưng  khi ra UBND thì lại không chịu chứng trên giấy của Điện lực ! mà lại theo giấy của UBND. Cứ như vậy mà bạn tôi đi lên đi xuống rất nhiều lần !!!
     
    Báo quản trị |  
  • #18924   15/06/2009

    maijoo
    maijoo

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 3 lần


    Đúng là đã dễ thở hơn, đơn giản bởi vì trước cực quá nên bây giờ "sướng" được một tý, tất yếu sẽ cảm kích gấp bội thôi!
    Nên ghi nhận nỗ lực thay đổi, tuy nhiên để thay đổi lề thói ăn sâu bám rễ vào ý nghĩ, cung cách làm việc đâu thể chỉ trong một sớm một chiều...
    "Độc quyền đi liền với cửa quyền"
     
    Báo quản trị |  
  • #19030   23/04/2009

    binhstha
    binhstha

    Female
    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Về thủ tục hành chính

    Người có th ẩm quyền ra quyết định hành chính, khi phát hiện quyết định đó là sai thì có được tự mình ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó hay không? Hay chỉ được ra quyết định thu hồi?  chỉ giúp căn cứ pháp lý? Xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #19031   23/04/2009

    quanchay
    quanchay

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    xin trích dẫn

    Sửa đổi quyết định hành chính

    phải tuân theo nguyên tắc,

    thủ tục luật định

     THS. PHẠM VĂN ĐIỂU

    Trường Chính trị tỉnh Hải Dương

     

    Trong thực tế, việc sửa đổi một quyết định hành chính cá biệt bị khiếu nại theo luật khiếu nại, tố cáo (LKNTC) là bình thường. Lê -nin từng nói: người thông minh không phải không mắc sai lầm, người nào sai lầm mà không nặng lắm mà biết sửa chữa nhanh chóng thì người đó là người thông minh. Về mặt pháp lý, việc sửa đổi phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục luật định rất nghiêm ngặt. Nếu làm đúng, sự việc được khắc phục đơn giản và tốt hoặc ngược lại, nếu làm sai sẽ dẫn đến hậu quả là: không sửa được sai mà có khi lại mắc sai tiếp, vô hình chung làm cho sự việc phức tạp ra, xấu đi và tất nhiên ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng điều chỉnh trong quyết định cũng như ảnh hưởng đến pháp chế XHCN.

    Ví dụ: Vụ việc khiếu nại, người giải quyết khiếu nại kéo dài thời gian giải quyết, để quá hạn hàng tháng, thậm chí hàng năm mới ra quyết định giải quyết (gọi là bị ngâm tôm) quyết định này không hợp pháp vì vi phạm thời hạn ban hành. Trường hợp lúc thuộc thẩm quyền của mình thì không sửa, đến khi chuyển lên trên rồi, cấp trên đang thụ lý giải quyết theo thủ tục tiếp theo, cấp dưới vẫn xin về để sửa hoặc cấp trên đẩy xuống để cấp dưới sửa "cứu sai" cho cấp dưới (gọi là chơi nhầm sân) quyết định này cũng không hợp pháp, vi phạm thẩm quyền. Có trường hợp quyết định hành chính đã thi hành xong hoặc chấm dứt hiệu lực thi hành rồi mà vẫn mang ra sửa (gọi là chết rồi vẫn cho uống thuốc) quyết định này không hợp lý vì nó không có nghĩa... Thực tế đây là  những vấn đề đặt ra bức xúc cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Trong bài viết này chúng tôi xin trao đổi ý kiến về những yêu cầu cần nắm vững khi sửa quyết định hành chính theo luật KNTC hiện hành.

    Như chúng ta đã biết, nếu so sánh giữa hoạt động xét xử của toà án với hoạt động ban hành quyết định của cơ quan hành chính thì thấy rằng: về nguyên tắc, thẩm phán không thể tự sửa bản án hay quyết định của mình mà nếu có thiếu sót thì phải do toà án cấp trên sửa hay huỷ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

    Nhưng đối với cơ quan hành chính thì lại khác, do đặc thù của hoạt động chấp hành và điều hành; với quyết định hành chính cá biệt, loại này do cá nhân có thẩm quyền ban hành, vì vậy dễ mắc sai sót cho nên pháp luật cho phép người ban hành quyết định hành chính được quyền xem xét lại để tự sửa hoặc thu hồi quyết định của mình nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó không phù hợp. Tuy nhiên, quyền này cũng không phải là vô hạn mà theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền này có những giới hạn không thể nào vượt qúa được. Do đó khi thực hiện không được quên những yêu cầu như sau:

    Thứ nhất, yêu cầu về thời hạn:

    Quyền sửa hay rút lại quyết định hành chính của mình được giới hạn bởi thời gian khiếu nại cộng với thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu theo luật khiếu nại, tố cáo (LKNTC) là: 90 ngày khiếu nại và nhiều nhất 45 ngày giải quyết khiếu nại (ở vùng sâu, vùng xa không quá 60 ngày) kể từ ngày thụ lý tổng cộng là 135 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa là 150 ngày).

    Quyền của người giải quyết khiếu nại lần hai theo LKNTC là: 30 ngày (vùng sâu, vùng xa 45 ngày) khiếu nại và nhiều nhất 60 ngày giải quyết khiếu nại (vùng sâu, vùng xa 70 ngày) giải quyết khiếu nại kể từ ngày thụ lý tổng cộng là 75 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa là  90 ngày).

    Quyền của người giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật cũng không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành. Duy nhất chỉ có Thủ tướng Chính phủ, quyền này mới không bị hạn chế như quy định tại điều 28 LKNTC: khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức...

    Đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thời hạn trên ngắn hơn rất nhiều bởi lẽ việc kỷ luật cán bộ, công chức mang tính chất nội bộ của cơ quan hành chính cụ thể: quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định kỷ luật bị khiếu nại đối với  lần đầu là: 15 ngày khiếu nại cộng 30 ngày (việc phức tạp 45 ngày) giải quyết khiếu nại tổng cộng là 45 ngày (việc phức tạp 60 ngày). Đối với lần giải quyết tiếp theo là: 10 ngày khiếu nại cộng 30 ngày (việc phức tạp 45 ngày) giải quyết khiếu nại, tổng cộng là 40 ngày (việc phức tạp 55 ngày).

    Để chốt lại cho rõ và cũng mở thêm một thời gian ngắn nữa cho người giải quyết khiếu nại, điều 46 LKNTC sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại điều 43 của LKNTC mà khiếu nại không được giải quyết" thì người khiếu nại "có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày". Nếu hết thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết có đủ dấu hiệu: "cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo" thì người giải quyết khiếu nại còn bị xử lý theo điều 96 LKNTC.

    Thứ hai, yêu cầu về thẩm quyền:

    Sau khi ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (chính xác là từ khi người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) thì người ra quyết định hành chính hoặc ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức hết quyền sửa hoặc huỷ bỏ quyết định của mình vì thẩm quyền này đã được pháp luật giao cho người giải quyết tiếp theo (xem điều 20k2; 22k2; 23k2,3; 25k2,3 LKNTC).

    Thứ ba, yêu cầu về hiệu lực (đối với quyết định xử phạt hành chính, quyết định kỷ luật):

    Đối với quyết định xử phạt hành chính tại điều 11 khoản 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: "Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính".

    Đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức tại điều 6 khoản 2 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, cũng theo điều 26 khoản 1 nghị định số 35/2005/NĐ-CP về xử lý cán bộ, công chức thì: "Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu cán bộ, công chức không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật". Như một lẽ mặc nhiên bất thành văn, khi quyết định hành chính ở những giai đoạn: chấp hành xong, hết thời hiệu thi hành, chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật thì không chỉ người ra quyết định mà cả cấp trên cũng không còn quyền sửa, thay đổi, rút hoặc huỷ bỏ quyết định nữa vì việc làm này trở thành vô nghĩa. Trường hợp này pháp luật quy định giải quyết theo cơ chế đặc biệt mà thẩm quyền thuộc Thủ tướng Chính phủ.   

    Thứ tư, yêu cầu về trình tự, thủ tục:

    Như chúng ta đã biết, việc kỷ luật là vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến quyền con người, đến sinh mệnh chính trị của một cán bộ, công chức cách mạng vì vậy, phải hết sức thận trọng. Chính vì lẽ đó mà pháp luật quy định về nguyên tắc, thủ tục rất chặt chẽ, rõ ràng. Trong thực tế, chỉ cần sai sót một khâu nào đó trong quy trình thủ tục, các bước tiến hành đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung. Tại điều 40 Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định: "việc kỷ luật cán bộ, công chức phải được hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định". Mặt khác, tại điểm 4 mục B phần III Thông tư 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 quy định "Trường hợp ý kiến của hội đồng kỷ luật khác với ý kiến của người ra quyết định (hoặc cơ quan thoả thuận) mà sau khi thảo luận không thống nhất thì người ra quyết định (hoặc cơ quan thoả thuận) quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình". Nghĩa là điều luật quy định khi có ý kiến khác nhau ở giai đoạn ra quyết đinh kỷ luật thì phải thoả thuận quy định này bắt buộc cả ở giai đoạn ra quyết định giải quyết khiếu nại nếu người giải quyết khiếu nại sửa có nội dung khác với ý kiến của hội đồng kỷ luật, tuy nhiên pháp luật cần quy định rõ hơn loại nội dung nào cần thoả thuận, nội dung nào tự quyết và chịu trách nhiệm.

    Sửa đổi, thay đổi quyết định hành chính khi phát hiện có thiếu sót là việc làm cần thiết, thường xuyên. Tuy nhiên, bảo đảm những yêu cầu trên là những đòi hỏi thuộc về nguyên tắc, thủ tục mà pháp luật đã quy định./.

                                                   

     
    Báo quản trị |  
  • #19047   16/12/2009

    phamvuongquoc
    phamvuongquoc

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cải cách hành chính. Đâu là yếu tố quyết định?

    Vấn đề cải cách hành chính được đề cập quá nhiều trong suốt thời gian nhiều năm qua, nhưng rõ ràng về hiệu quả còn thấp. Vậy đâu là nguyên nhân và yếu tố nào cần có để cải cách hành chính đạt hiệu quả nhất?
    Cá nhân tôi nghĩ rằng, đó là yếu tố con người, vấn đề cơ chế chính sách trong tình hình hiện nay chỉ đứng thứ 2 mà thôi, vì tôi nghĩ rằng cơ chế chính sách tốt đến đâu nhưng những người thực thi không có cái tâm trong sáng, trách nhiệm với công việc, với dân thì cũng không bao giờ đạt kết quả, và nếu tình trạng ấy kéo dài thì sao? sẽ dẫn đến bệnh hô hào như hiện nay, kết quả thì chỉ là những con số báo cáo mà độ chính xác chưa ai có thể kiểm chứng được.
    Cập nhật bởi haminhgiap vào lúc 21/12/2009 15:07:37
     
    Báo quản trị |  
  • #19048   16/12/2009

    trungkhanh1956
    trungkhanh1956

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hầu như  ai là " con dân" đều cũng nghỉ như bạn cả đấy ! nhưng ra chủ trương,chính sách thì lại là giai cấp "công bộc " vẩn chưa "hưu"  còn nằm trong bộ máy hành chính ; họ biết phải làm gì ?
     
    Báo quản trị |  
  • #45751   14/03/2010

    salamensi
    salamensi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có nên để người dân trưc tiếp bầu Chủ tich nước

    Chủ trương thí điểm bãi bỏ HĐND quận huyện phường, để nhân dân trực tiếp bầu chủ tịch xã đã được thưc hiện. Vậy nếu thành công, có nên tiến tới việc để người dân trưc tiếp bầu Chủ tịch nước hay không.
    Các bác cho em ý kiến nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #55705   01/07/2010

    xuất phát từ việc xác định lại tính chất của các đơn vị hành chính lãnh thổ. Cần phân biệt đơn vị hành chính lãnh thổ nào là cơ bản, đơn vị hành chính lãnh thổ nào là cánh tay nối dài của chính quyền cấp trên. Đối với đơn vị hành chính lãnh thổ cơ bản thì có HĐND và UBND còn đơn vị hành chính k cơ bản thì chỉ cần UBND.
     
    Báo quản trị |  
  • #59161   30/08/2010

    kthuy
    kthuy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin mạn phép bàn về việc có nên tiến đến việc Chủ tịch nước có nên để dân bầu hay không ạ?

    Hiện nay theo Hiến pháp 1192 thì Chủ tịch nước (CTN) do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu QH. Theo lý luận thì đây là một cách bầu gián tiếp của nhân dân với chức danh CTN. Bởi nhân dân bầu ra đại biểu QH và trước khi tiến hành đại hội hay trước kỳ bầu cử các đại biểu đều tiếp xúc với cử tri để nắm rõ tình hình và nguyện vọng của họ. Vì vậy nếu nói nhân dân không bầu CTN thì là sai, mà nói nhân dân bầu CTN thì lại chưa đúng!

    Để tiến hành bầu cử các chức danh Nhà nước cần phải có một quá trình lâu dài và "dân chủ" được áp dụng triệt để, việc bầu cử hiện nay đang tiến dần đến việc áp dụng HP 1946 và có những thay đỏi phù hợp với tình hình hiện tại.

    Thân ái
     
    Báo quản trị |  
  • #597786   29/01/2023

    nitrum01
    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (334)
    Số điểm: 2750
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 46 lần


    Cải cách hành chính

    Em xin đóng góp một số ý kiến sau:
    Anh có thể tham khảo Nghị quyết 131/2020/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 16/11/2020 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
    Theo đó, tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/7/2021 như sau:
    - Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Thành phố) là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
    - Chính quyền địa phương ở quận tại Thành phố là UBND quận, trong đó:
    UBND quận là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết 131/2020/QH14 và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND Thành phố.
    - Chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố là UBND phường, trong đó:
    UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết 131/2020, theo phân cấp của UBND Thành phố, UBND quận, UBND thành phố thuộc Thành phố và theo ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND quận, thành phố thuộc Thành phố.
    - Việc tổ chức chính quyền địa phương ở huyện, thành phố, xã, thị trấn của Thành phố được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
    Như vậy, từ 01/7/2021 TP. Hồ Chí Minh chính thức bỏ HĐND quận, phường và thực hiện việc tổ chức chính quyền đô thị như quy định nêu trên. Anh tham khảo thêm thông tin này anh nhé.
     
    Báo quản trị |