Cách xử lý đối với trường hợp thành viên đã góp vốn nhưng chưa đủ theo cam kết

Chủ đề   RSS   
  • #72910 11/12/2010

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cách xử lý đối với trường hợp thành viên đã góp vốn nhưng chưa đủ theo cam kết

    Mình có một thắc mắc là theo khoản 2 điều 39 có quy định như sau:

    "3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:

    a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;

    b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;

    c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

    Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này."

    Như vậy, trường hợp thành viên chưa góp đủ, thì sẽ xử lý theo một trong các điểm a, b, c. Nhưng đoạn cuối của khoản 3 chỉ quy định hậu quả pháp lý đối với trường hợp thành viên chưa góp vốn theo cam kết mà không quy định hậu quả pháp lý đối với trường hợp #ff0000;">thành viên đã góp nhưng chưa đủ.

    Thành viên chưa góp vốn theo cam kết khác thành viên chưa góp đủ hoặc đã góp nhưng chưa đủ.

    Vậy nếu trường hợp #ff0000;">thành viên đã góp nhưng chưa đủ phần vốn cam kết góp mà sau khi hết thời hạn cam kết góp vốn lần cuối mà không còn khả năng góp vốn, thì sẽ bị xử lý thế nào đây ?

    Có thể xử lý thế này không nhỉ: Pháp luật không cho phép chuyển nhượng nghĩa vụ góp vốn của thành viên !? Vậy thành viên này phải chuyển nhượng phần vốn đã góp cho người khác, để loại bỏ tư cách thành viên của mình - bởi vì nghĩa vụ góp vốn đã hết thời hạn góp vốn nên không thể coi như người này vẫn còn tư cách thành viên với lý do họ còn nghĩa vụ góp vốn !? Người mua phần vốn đã góp, hoặc góp tiếp phần vốn chưa góp sẽ trở thành thành viên mới của công ty !?

    Mong mọi người hướng dẫn. Cám ơn !

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 20/03/2011 06:03:43 PM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    11139 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    Huong24071995 (14/12/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #72923   11/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hay là xử lý theo kiểu vẫn giữ tư cách thành viên của người này, nhưng giảm tỉ lệ góp vốn của người này xuống bằng với mức mà người này đã góp thực tế. Còn phần vốn cam kết góp kia được xử lý theo điểm a, hoặc b, hoặc c khoản 3 điều 39 nhỉ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72987   12/12/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào boyluat,

    Bạn đã phát hiện ra vấn đề của Điều 39 - Luật doanh nghiệp rồi đó. Theo tôi, việc quy định như Điều 39 bị coi là lỗi của nhà làm luật, họ đã chưa quy định đầy đủ các tình huống trên thực tế. Trong trường hợp này, sửa đổi điều khoản này là yêu cầu bắt buộc.

    Còn việc trên thực tế phải làm thế nào chỉ có thể dựa vào sự linh hoạt của người thành lập doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh thôi.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #73080   13/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào boyluat, lâu quá mới gặp lại

    Theo anh hiểu thì phần đã góp giữ nguyên, chỉ xử lý phần chưa góp theo các phương thức qui định tại a, b, c thôi. Bởi vì nếu yêu cầu chuyển cả phần vốn đã góp mà người đó không chịu thì phải làm sao, luật không có nói nên có thể ngầm hiểu là phải xử lý tương tự như trên.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #73338   14/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cám ơn anh chị nhiều nhé !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #88916   17/03/2011

    bongbaybay
    bongbaybay

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Trường hợp bạn đưa ra, trong nghị định 120/2010 đã đưa ra hướng xử lý rồi.

    cũng trong trường hợp trên nhưng trong trường hơp, nếu doanh nghiệp đã thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh là cổ đông, thành viên công ty đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn nhưng thực tế thì chưa hoàn thành. nay các cổ đông, thành viên còn lại yêu cầu góp đủ nhưng người góp thiếu không chịu góp đủ, do đó, muốn cho người khác góp bù vào thì sao. Trong trường hợp này sẽ giải quyết thế nào?

    Bởi rõ ràng đã thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nên k thể nói lại với họ là chưa góp đủ được, nhưng cũng lại k làm cách nào yêu cầu cổ đông/thành viên kia góp tiếp?
    Cập nhật bởi bongbaybay ngày 17/03/2011 06:44:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #89232   19/03/2011

    minhnhien
    minhnhien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2011
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


     e đang học về phần này, và cũng đã thắc mắc với cô giáo, cô giáo hướng cách giải quyết đó là: công ty đó phải trả lại phần vốn mà người đó đã góp ! và người đó mất tư cách thành viên
    đọc xong cái topic này e lại hoang mang!?!

    chamtayvaodieuuoc.forever@yahoo.com

    học cách sống bản lĩnh!

     
    Báo quản trị |  
  • #266718   04/06/2013

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Cách phù hợp nhất với quy định pháp luật và thực tế là Cty làm thủ tục giảm vốn điều lệ!

     
    Báo quản trị |  
  • #311920   01/03/2014

    June.tiny
    June.tiny

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    quangdinhnhat viết:

    Cách phù hợp nhất với quy định pháp luật và thực tế là Cty làm thủ tục giảm vốn điều lệ!

    Dựa vào căn cứ pháp lí nào để CT TNHH giảm vốn điều lệ vì thành viên ko góp đủ số vốn cam kết vậy thưa luật sư?

     
    Báo quản trị |