Bộ luật lao động 2019 quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Vậy với thời gian thử việc trừ chức danh quản lý thì thông thường các lao động ký HĐ thử việc sẽ thuộc loại lao động dưới 3 tháng
Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
>>> Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác:
- Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
- Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
>>> Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế.
Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Như vậy,
- Những lao động thời vụ, hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu/ tháng thì khi trả lương kế tóan chỉ cần giữ lại CMND photo, HĐLĐ, chứng từ thành toán tiền lương, bảng chấm công,..
- Nếu có tổng thu nhập > 2 triệu/ tháng thì khi trả lương sẽ khấu trừ 10% trên mức thu nhập trả cho NLĐ
Vd: lương nhận hàng tháng của NLĐ A là 5.000.000 tháng thì thuế TNCN phải nộp là: 5.000.000 x 10%= 500.000
- Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Điều kiện làm cam kết 02/CK-TNCN:
+ Cá nhân làm bản cam kết phải có MST tại thời điểm cam kết
+ Chỉ có thu nhập tại 1 nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế
+ Nếu cá nhân có thu nhập 02 nơi: Không được làm cam kết và khấu trừ thuế 10%
* Đối với thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ:
Ví dụ: Ban ngày làm việc trả 60.000/giờ, ban đêm làm thêm được trả 100.000/giờ thì phần chênh lệch là 40.000 không chịu thuế
Với trường hợp thử việc với chức danh quản lý thì sẽ khấu trừ 10% nếu thời hạn hợp đồng thử việc trên 03 tháng