cách tính thời gian trả trợ cấp thôi việc

Chủ đề   RSS   
  • #124072 16/08/2011

    ngocvis

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cách tính thời gian trả trợ cấp thôi việc

    K/g Luật sư
    Công ty tôi được thành lập từ năm 2002. Khi thành lập là công ty con của công ty A. Đến năm 2004 được cổ phần hóa (hoạt động độc lập, không còn trực thuộc công ty A). Hiện nay công ty tôi có trường hợp công nhân ký HĐLĐ không xác định thời hạn muốn xin chấm dứt hợp đồng (còn hơn 1 năm nữa là đến tuổi về hưu). Công nhân này có thời gian công tác tại công ty A là 18 năm. Công tác tại công ty tôi là 9 năm.
    Xin cho hỏi:
    - Nếu công ty tôi chấp nhận cho công nhân này thôi việc thì thời gian để tính trợ cấp thôi việc chỉ tính 9 năm (là thời gian công tác thực tế tại công ty tôi) có đúng không?
    - Có cần tính cả thời gian công nhân này công tác tại công ty A (18 năm) không? Nếu có, thì văn bản nào quy định . Vì tôi đọc thông tư số 17/2009 ngày 26/5/2009 thì không thấy quy định về trường hợp phải tính cả thời gian người lao động làm việc trong công ty mẹ để làm cơ sở tính trợ cấp thôi việc.
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 27/08/2011 01:36:46 CH sửa tiêu đề
     
    6388 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #126483   27/08/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần


    Chào bạn, ngay trong thông tư 17/2009 đã có quy định về vấn đề bạn hỏi

    b) Một số trường hợp cụ thể:

    - .....

    - Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

    Đối với công ty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hóa, giao, bán) thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này.

    Ví dụ 4: Bà Vũ Vân D làm việc cho Công ty nhà nước N theo hợp đồng lao động từ ngày 01/6/1994 đến ngày 01/6/2005 thì Công ty Nhà nước N cổ phần hóa trở thành Công ty cổ phần N’ (thời gian làm việc tại Công ty nhà nước N là 11 năm) và bà D tiếp tục chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần N’ cho đến 01/6/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động (thời gian làm việc tại Công ty cổ phần N’ là 4 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần N’ là 2.400.000 đồng. Bà D có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009 (5 tháng). Như vậy, tiền trợ cấp thôi việc Công ty cổ phần N’ phải trả là 18.000.000 đồng (15 năm x 2.400.000 đồng x 1/2), trong đó bao gồm cả phần trả cho thời gian người lao động làm việc trong Công ty nhà nước N (11 năm) và phần trả cho thời gian làm việc trong Công ty cổ phần N’ (là 3 năm 7 tháng làm tròn thành 4 năm).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    songvu (29/08/2011)