Cách phân chia di sản khi không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #309539 15/02/2014

    lop023t2

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cách phân chia di sản khi không có di chúc

    Chào luật sư,

    Ông em có sử hữu 1 căn nhà, ông có 7 người con. Vào năm 2007m ông mất và không để lại di chúc ( nhưng có để lại một bức thư tay ghi nguyện vọng của ông khi mất). Vào năm 2010, bà em mất.

    Nay 7 người con của ông bà muốn bán nhà chia tài sản. Mẹ em là một trong 7 người con đó. Mẹ em là người có điều kiện hơn 6 người còn lại nên  nhiều lần bỏ tiền sửa lại căn nhà ( trước khi ông bà em mất). Hiện trạng căn nhà hiện nay khang trang hơn ban đầu rất nhiều.

    Việc sửa chữa đó người trong nhà ai cũng biết ( mẹ em không có giấy tờ chứng minh việc sữa chửa đó). Nhưng khi phân chia tài sản mẹ em cũng chỉ được chia 1 phần.

    Vậy xin hỏi luật sư:

    - Cách chia như vậy có đúng pháp luật không ?

    - Em thấy bất công đối với mẹ. Xin hỏi luật sư có cách nào để đòi lại công bằng cho mẹ em ?

    - Trong 7 người con, có một người mất trước ông bà của tôi. Vậy con của người đó có được nhận thừa kế thay hay không ?

     

    Cảm ơn luật sư !

     
    2874 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #309697   17/02/2014

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Nói về lý: nếu không có giấy tờ chứng minh thì xem như đành chấp nhận chia làm 7 phần bằng nhau.

    Nói về tình thì con bỏ tiền ra xây dựng, sửa chữa nhà cho ba mẹ, nay mẹ em tranh chấp với anh em thì có lẽ không nên, còn nếu tranh chấp với giá trị không lớn nhưng mất thời gian tốn kém chi phí và mất tình nghĩa thì có nên làm hay không em nên xem lại, chưa kể khi không có chứng cứ thì việc chứng minh để thắng kiện không hề đơn giản!

    Người anh/em của mẹ em mất nhưng họ có con thì con họ sẽ được hưởng/nhận thay  phần của cha mẹ họ

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977