Cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng 2024

Chủ đề   RSS   
  • #610832 22/04/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (369)
    Số điểm: 6801
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 140 lần


    Cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng 2024

    Sổ đỏ và sổ hồng là gì? Cách phân biệt giữa 02 loại sổ này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    Sổ đỏ và sổ hồng là gì?

    Trước tiên, cần phải làm rõ, hiện không văn bản nào quy định về khái niệm của sổ đỏ, thuật ngữ này bắt nguồn từ màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Tương tự như sổ đỏ, thuật ngữ sổ hồng cũng không được quy định trong văn bản pháp luật, mọi người thường gọi là sổ hồng bởi dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.

    Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

    Tiêu chí so sánh

    Sổ đỏ

    Sổ hồng

    Cơ quan ban hành và thời gian cấp sổ

    Trước 10/12/2009: 

    Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

    Trước 10/08/2005: 

    Bộ Xây dựng cấp với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.

    Từ 10/08/2005 đến 10/12/2009:

    Đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng”

    Đối tượng sử dụng

    Sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.

    Được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

    Khu vực được cấp sổ

    Cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.

    Cấp cho đất ở khu đô thị.

    Giá trị

    Về mặt pháp lý: Thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.

    Về mặt thực tế: Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở,... quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.

    Từ 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành, 02 loại Giấy chứng nhận nêu trên đã được thống nhất với tên gọi chung là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và được cấp bởi Bộ Tài Nguyên môi trường.

    Tuy đã được hợp nhất thành 01, nhưng 02 loại sổ trên vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay, có giá trị pháp lý tương đương và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Sổ Hồng mới.

    Sổ đỏ và sổ hồng có thay đổi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?

    Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:

    “21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.”

    Có thể thấy, tại Luật Đất đai 2024 sổ đỏ hay sổ hồng cũng vẫn được coi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, bao gồm cả nhà ở và các công trình gắn liền với đất. Chỉ khác ở chỗ, Luật Đất đai 2024 không liệt kê thêm quyền sở hữu nhà ở vào tên gọi của giấy chứng nhận mà được gộp chung vào nhóm “tài sản gắn liền với đất”. Theo đó, quy định nêu trên hiện không thay đổi nhiều về bản chất mà chủ yếu là thay đổi về cách gọi tên.

     
    343 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận