Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #600161 16/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Những ngày vừa qua từ trang Thông tin Chính phủ đến Đài truyền hình Việt Nam và các trang báo lớn nhỏ khác đều đưa tin một thủ đoạn lừa đảo khác vừa xuất hiện chiếm đoạt tài sản của người dân bằng cách thức đánh vào tâm lý gia đình.
     
    Sở dĩ nói loại tội phạm này đánh vào tâm lý gia đình là vì đối tượng mà nhóm tội phạm này hướng đến là phụ huynh học sinh. Qua đó, nhằm cảnh giác cho người dân Bộ Công an đã đưa ra cảnh báo.
     
    cach-nhan-dien-thu-doan-goi-dien-lua-dao-chiem-doat-tai-san
     
    Hiện tại, cơ quan Công an đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp để đấu tranh với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua đó, phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng là chủ động gọi điện thoại trực tiếp cho các bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, như:
     
    - Thủ đoạn thứ nhất, các đối tượng này mạo danh là giáo viên, nhân viên y tế nhà trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện.
     
    Liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu, yêu cầu phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân.
     
    => Từ đó chiếm đoạt tài sản.
     
    - Thủ đoạn thứ hai, giả danh cán bộ của các cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông…
     
    Nhằm bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra, dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang, buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP… 
     
    => Từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại.
     
    - Thủ đoạn thứ ba, giả danh người của các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề (như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí…) 
     
    Gọi điện, nhắn tin cho người dân thông báo rằng họ trúng thưởng phần quà, chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về; yêu cầu muốn nhận phần thưởng đó phải mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền; hoặc điền các thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
     
    => Nhằm chiếm đoạt tài sản của các bị hại.
     
    - Thủ đoạn thứ tư, mạo danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử.
     
    Để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G - 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại... Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... 
     
    => Từ đó chiếm đoạt tài sản. 
     
    Bộ Công an khuyến cáo cách xử lý phòng, chống lừa đảo
     
    Người dân cần chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh.
     
    Đặc biệt không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (CCCD), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
     
    Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn. 
     
    Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục:
     
    “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
     
    760 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (20/03/2023) ThanhLongLS (16/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600237   19/03/2023

    Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Mọi người hết sức tỉnh táo, đề cao cảnh giác, tuyệt đối không cả tin, chuyển tiền vào các số tài khoản lạ, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh

     
    Báo quản trị |  
  • #600435   23/03/2023

    Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Cảm ơn về những chia sẻ của bạn. Một số thông tin tôi muốn chia sẻ thêm về vấn đề này liên quan đến mức xử phạt hành chính dành cho hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

    Tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

    "Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

    đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

    b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

    e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

    Bên cạnh đó, các đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm vào các trường hợp Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với mức xử phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mức phạt này cũng nói lên được chế tài mạnh mẽ của Nhà nước trong vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua đó cũng mang tính giáo dục, răn đe hạn chế hành vi phạm tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #600659   28/03/2023

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, hiện nay tính trạng các đối tượng lừa đảo giả mạo giáo viên, bác sĩ, công an,... gọi điện yêu cầu chuyển tiền, đây là hình thức lừa đảo không còn mới nhưng vẫn còn rất nhiều người vẫn bị lừa.

     
    Báo quản trị |