Cách lập và xử lý hóa đơn lập sai

Chủ đề   RSS   
  • #513781 15/02/2019

    Cách lập và xử lý hóa đơn lập sai

    Hiện tại đơn vị tôi có xuất một hóa đơn GTGT từ phần mềm in ra các loại hàng hóa, dịch vụ gồm có 75 hàng. Khi xuất hóa đơn ghi như sau: hàng chuyển bán 797.000đ Hàng tự chế 1650.000đ hàng 11.674.000đ giá trên bao gồm 10% VAT Giá thanh toán cộng: 14.121.000đ do mục thứ 3 ghi là hàng pha chế nhưng tôi chỉ ghi chữ hàng như vậy có phải hủy hóa đơn hay không? Nếu hủy có sai không vì hóa đơn này xuất ngày 01/1/2019 nhưng tới ngày 12/2/2019 kế toán bắt xuất lại như vậy hợp lý không?

     
    1750 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513784   15/02/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Về trường hợp của bạn theo quan điểm của mình là sai và có cơ sở để phải lập lại hóa đơn. Cụ thể, với những gì mà bạn cung cấp thì hiện bạn đang vướng mắc ghi thông tin tại mục tên hàng hóa. Việc bạn chỉ ghi chữ "hàng" không đủ cơ sở để thể hiện được nội dung tên của hàng hóa mà đây chỉ là một từ mang ý nghĩa chung cho tất cả hàng hóa. Do đó, việc ghi như trên không đảm bảo nội dung thông tin phải thể hiện trên hóa đơn nên có thể xem là có sai sót trong việc ghi hóa đơn. Bạn có thể tham khảo Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về các nội dung phải thể hiện trên hóa đơn, trong đó có mục tên hàng hóa. Việc sử dụng dụng từ "hàng" là không chính xác, gây cách hiểu chung chung và khiến đơn vị cũng như cơ quan thuế không có đủ điều kiện để kiểm tra, kiểm soát nguồn hàng của đơn vị.
     
    Về việc xử lý hóa đơn lập sai này chị có thể tham khảo Điều 20 cùng văn bản:
     
    Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
     
    1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
     
    2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
     
    3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
     
    4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
     
    Căn cứ theo quy định trên, bạn xác định hóa đơn của mình thuộc trường hợp nào để áp dụng thực hiện một cách chính xác nhất.  Mình nghĩ hiện bạn đang thuộc trường hợp thứ ba nên đơn vị bạn và đối tác phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). Bạn có thể tham khảo thêm tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo thông tư trên để nắm rõ hơn.
     
    Báo quản trị |