CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO
I. LUẬT NGÂN HÀNG LÀ GÌ?
- Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.
- Giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức lý luận về lĩnh vực ngân hàng cũng như các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ, các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng. Trên cở sở những kiến thức được lĩnh hội, sinh viên sẽ vận dụng để giải quyết các công việc như phụ trách lĩnh vực pháp chế tại các tổ chức tín dụng, tư vấn pháp lý đối với các hoạt động liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, thực hiện các công việc có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC LUẠT NGÂN HÀNG CHO HIỆU QUẢ
- Nắm vững kiến thức cơ bản của luật ngân hàng gồm:
+ Lược sử hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới và Việt nam. Khái niệm Luật Ngân hàng, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Ngân hàng. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật Ngân hàng.
+ Quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt nam, xác định địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong Bộ máy nhà nước. Vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt nam.
+ Quy định của pháp luật về ngoại hối và quản lý ngoại hối. Hệ thống các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật về thành lập, giải thể, phá sản các tổ chức tín dụng. Chế độ pháp lý về hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tín dụng ngân hàng.
+Quy định của pháp luật về các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
- Học đôi – học nhóm
+ Nhiều bạn thích học một mình, thích tự lầm nhẩm mà không cần ai hết. Nhưng đối với ngành luật cách học đó thực sự không khoa học. Hãy chọn cho một mình một nhóm học. Hoặc ít nhất là một bạn học để có thể trao đổi qua lại với nhau.
+ Không có gì quý giá hơn trước một môn vấn đáp bạn được tập duyệt trước với bạn nhóm của mình.
- Hiểu, liên tưởng, kết hợp tình huống
+ Hãy nắm vững những quy tắc này: Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.
+ Khi bạn đã hiểu thì liên tưởng ngay một tình huống nào đó trong thực tế. Và hãy đặt ví dụ cho bài học đó
+ Nếu có thể bạn hãy tự đặt những câu hỏi ngược lại những vấn đề mình đang học và tự trả lời.
III. CÁC VĂN BẢN THAM KHẢO
- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Bộ luật dân sự 2015: quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
- Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường
- Pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh ngoại hối 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối:
- Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm quy định trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký giao dịch bảo đảm); tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. quy định về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
- Giáo trình Luật Ngân hàng- Đại học Luật TPHCM,...
IV. PHƯƠNG PHÁP LÀ BÀI THI HIỆU QUẢ
- Đề thi thường có 3 câu, một câu là về nhận định đúng sai giải thích, một câu lý thuyết còn câu còn lại là bài tập tình huống. Mặc dù là 3 câu hỏi khác nhau nhưng về bản chất thì hoàn toàn giống nhau khi đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức cơ bản vững và biết cách khai thác tài liệu hiệu quả
Đối với câu hỏi nhận định: Tập trung chú ý vào những nội dung liên quan đến đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam; Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Đặc trưng và hiệu lực pháp luật theo lãnh thổ
+ Như vậy, cần phải xác định phạm vi của câu nhận định để có thể biết nó là đúng hoặc sai rồi căn cứ vào các văn bản để đối chiếu và nêu cơ sở pháp lý, giải thích nó kĩ càng.
+ Nêu quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này để câu trả lời có cơ sở pháp lý (Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 về...quy định trong Luật Đất đai thì...) nên trích dẫn ngắn gọn, tránh chép điều luật.
+ Phân tích ngắn gọn khẳng định trong bài đưa ra là ĐÚng hay Sai so với quy định pháp luật mà ta nêu ở Đoạn 1.
+ Dành thời gian nêu lý do vì sao pháp luật lại quy định như vậy (khoảng 3 dòng) để thể hiện kiến thức khá sâu của người viết
+ Đối với bài tập: Với câu hỏi bài tập thì cũng chủ yếu là đưa ra tình huống và nêu quan điểm cá nhân để giải quyết một vụ việc nào đó. Thường thì đây giống như một câu hỏi mang tính chất hiểu bài để áp dụng vào thực tế. Hãy trình bày câu trả lời của bạn thật đơn giản, thành những câu thật vắn tắt. Gói gọn được càng nhiều ý trong một câu văn sẽ tốt hơn là viết cả một bài dài.
+ Đối với câu hỏi lý thuyết thì chủ yếu xem các bạn có hiểu bài hay không. Cho nên câu này thường rơi vào câu hỏi giải thích một vấn đề gì đó. Cho nên trong lúc ôn tập các bạn cần đọc kĩ giáo trình và biết cách phân tích luật tốt. Để xâu chuỗi lại kiến thức đơn giản mà khái quát được những gì đã học thì mình khuyên bạn nên dẹp quyển giáo trình sang một bên và mở văn bản luật ra trước, hoặc nếu bạn nào chịu khó ghi chép thì sử dụng vở ghi cũng rất hữu ích. Giáo trình rất dày, đừng bê giáo trình ra ngồi tụng vô ích trong khi bạn có thể có điểm như ý nếu thực sự hiểu quy định trong văn bản luật.
V. ĐỀ THI MẪU
Phần 1: Nhận định Đúng – Sai. Giải thích ngắn gọn:
1. Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không bao giờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ vốn lẫn nhau
- Sai. Vì hoạt động ngân hàng được xây dựng và tồn tại rất nhiều từ lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng Vì tin tưởng người dân mới gửi tiền vào các ngân hàng và ngân hàng sử dụng tiền huy động được để cấp tín dụng Do vậy, khi cần thiết, các ngân hàng cần hỗ trợ nhau để đảm bảo khả năng thanh toán, củng cố lòng tin của người gửi tiền vào trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng(
Phần 2: Câu hỏi lý thuyết
1. Hãy chứng minh Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng.
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN thì “Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. NHNN sẽ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) vay vốn theo hình thức tái cấp vốn hoặc cho vay trong trường hợp đặc biệt (0,5 điểm) theo qui định tại Điều 24 Luật NHNN và điều 151 Luật các TCTD
- Nêu rõ thêm việc cấp tín dụng theo điều 24 Luật NHNN
Phần 3: Bài tập tình huống
Công ty cổ phần (CTCP) Tân Thành xây dựng nhà xưởng tại Bình Tân, Tp.HCM. Tuy nhiên do thiếu vốn để xây dựng, công ty Tân Thành đã nộp đơn xin vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Nga Úc. Ngân hàng thương mại Nga Úc đã yêu cầu CTCP Tân Thành cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. CTCP Tân Đại Thành đã nhờ ông Hoàng, là cổ đông đang nắm giữ 5% cổ phần của NHTMCP Nga Úc dùng quyền sở hữu 10 ha đất tại Hóc Môn, Tp.HCM làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên.
a. Việc ông Hoàng dùng quyền sử dụng lô đất 10 ha tại Hóc Môn, Tp.HCM đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai theo qui định của pháp luật? Tại sao?
b. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc đăng ký giao dịch đảm bảo này sẽ đem lại cho ngân hàng Nga Úc quyền và lợi ích gì?
c. Giả sử, ông Hoàng muốn vay vốn tại Ngân hàng Nga Úc và dùng cổ phiếu của Ngân hàng Nga Úc làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không? Tại sao?
Trả lời:
a. Việc làm của ông Hoàng là đúng ). Vì tài sản này thỏa mãn các điều kiện: tài sản có thật, tài sản thuộc sở hữu của ông Toàn, tài sản không bị hạn chế chuyển nhượng .Ngoài ra, ông Hoàng mặc dù là cổ đông lớn nhưng ông không phải chủ thể đi vay mà chỉ là bên thứ ba bảo đảm cho khoản vay của người đi vay. Vì vậy pháp luật không cấm.
b. Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm Vì căn cứ vào Khoản 1
Điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP thì đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm Việc đăng ký này đem lại cho NH nhiều lợi ích: đảm bảo tính hiệu lực của giao dịch bảo đảm, đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, hạn chế rủi ro cho NH
c. Không. Vì theo Khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD thì không đượcQui định này nhằm đảm bảo sự an toàn cho TCTD khi cấp tín dụng
Hi vọng mọi người có những kiến thức bổ ích và thi đạt kết quả cao!
P/S: Ngoài ra, có thắc mắc về bài tập liên Hiến pháp, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được hỗ trợ. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần nêu quan điểm của mình về bài tập đó nhé!
Cập nhật bởi tvthuong96 ngày 23/02/2017 12:18:45 CH
Trịnh Văn Thương- 097.395.0810
Tvthuong96@gmail.com
Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM