Cách giải quyết tranh chấp khoảng không trên đất như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604762 15/08/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Cách giải quyết tranh chấp khoảng không trên đất như thế nào?

    Tranh chấp đất đai là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Những tranh chấp này phát sinh từ quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,… Ngoài ra còn phát sinh tranh chấp về khoảng không bên trên mặt đất.
     
    Khi xảy ra tranh chấp khoảng không gian trên đất phải giải quyết như thế nào? 
     
    Quy định của pháp luật về khoảng không trên đất
     
    Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 thì khoảng không gian trên đất được quy định như sau:
     
    - Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
     
    - Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Như vậy, khoảng không gian theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất sẽ thuộc sở hữu của người có quyền sở hữu thửa đất đó.
     
    Xác định không gian quyền sử dụng đất
     
    Khoảng không gian trên đất được xác định theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất được phép sử dụng khoảng không gian và địa thế vuông góc với ranh giới bất động sản và không được can thiệp vào việc sử dụng đất của người khác, người sử dụng đất chỉ được được phép di chuyển trong khuôn viên trong phạm vi quyền sử dụng và trong giới hạn đã định, đồng thời không được phép trồng cây hoặc thực hiện các hoạt động khác. Nếu rễ, cành cây vượt quá giới hạn thì phần vượt quá phải tỉa bỏ rễ, cành, trừ trường hợp pháp luật có thỏa thuận khác.
     
    Theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:
     
    - Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
     
    Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
     
    - Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
     
    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Như vậy, Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh đất, căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã được cấp.
     
    Các hành vi lấn chiến khoảng không trên đất phổ biến như: xây dựng ban công, xây dựng mái che, mái nhà,… lấn chiếm sang khoảng không gian trên đất của người khác; Lấn chiếm khoảng không gian thuộc ngõ đi chung;…
     
    Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp khoảng không trên đất
     
    Theo quy định của Luật đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở trong các trường hợp cụ thể sau đây: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp tiến hành hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. và Trường hợp các bên không nhất trí với biên bản hòa giải của UBND cấp xã thì giải quyết như sau:
     
    - Đối với Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định
     
    - Trường hợp Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì cac đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định như sau:
     
    Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
     
    Bước 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự
     
    Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định cần phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. và Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
     
    Đối với Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
     
    2642 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận