Cách giải bài tập Luật thương mại quốc tế người học Luật cần phải biết

Chủ đề   RSS   
  • #516259 31/03/2019

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Cách giải bài tập Luật thương mại quốc tế người học Luật cần phải biết

    Phương pháp IRAC là phương pháp phổ biến và quen thuộc với sinh viên luật và dân luật nói chung đặc biệt đối với những bạn học môn Luật thương mại quốc tế. Vậy phương pháp này là gì, cách áp dụng phương pháp này như thế nào? Các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây nha
     IRAC có thể được hiểu như sau:
     
    • I: Issue - Vấn đề
     
    • R: Rules - Quy định pháp luật được áp dụng
     
    • A: Application Facts - Vận dụng luật vào tình huống
     
    • C: Conclusion - Kết luận
     
    Đây là một phương pháp sắp xếp lập luận, suy nghĩ pháp lý cơ bản, giúp chúng ta hình thành lập luận rõ ràng, logic. IRAC cũng là một phương pháp viết và nói pháp lý dễ hiểu cho người viết và người đọc
     
    Trong đó:
     
    1. Issue (Vấn đề)
     
    Bước đầu tiên của suy nghĩ và lập luận pháp lý là phát hiện ra vấn đề pháp lý từ các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc (facts). Một vụ việc có thể có một hay nhiều vấn đề pháp lý. Để có thể phát hiện ra vấn đề pháp lý ít nhất chúng ta phải hình dung được ngành luật nào, chế định nào điều chỉnh vụ việc chúng ta đang xử lý. Nói cách khác là quan hệ pháp lý nào tồn tại trong vụ việc.
     
    Mục đích của phần này đó chính là giải quyết được câu hỏi “Vấn đề pháp lý gì đang được tranh luận là gì?”.
     
    2. Rule (Quy định)
     
    Khi đã tìm ra được vấn đề pháp lý (quan hệ pháp lý) của vụ việc, chúng ta cần rà soát, nghiên cứu quy định của ngành luật liên quan để tìm ra chính xác quy định cụ thể áp dụng, điều chỉnh vụ việc. Cần ra soát tất cả các nguồn luật của ngành luật: điều ước, tập quán, nguyên tắc chung và cả án lệ liên quan.
     
    3. Application (áp dụng)
     
    Khi đã biết quy định áp dụng rồi thì cần áp dụng quy định đó vào vụ việc thực tế. Phần Application sẽ yêu cầu giải thích quy định liên quan đã được phát hiện ở trên, kết hợp với các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc để đi đến kết luận. Kết luận này không phải là kết luận trong Conclusion phía dưới mà kết luận cho các câu hỏi kiểu như: liệu có bằng chứng, dữ kiện cho thấy tất cả các điều kiện ở quy định M đã được thõa mãn hay chưa?
     
    Phần này là phần quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề pháp lý, bởi lẽ việc kết nối giữa I và R chính là A, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy định pháp luật liên quan để đưa ra được những phân tích cụ thể. Vận dụng luật vào tình huống để chứng minh rằng vì sao dùng điều luật này mà không vận dụng điều luật khác để giải quyết vấn đề.
     
    4. Conclusion (kết luận)
     
    Phần kết luận thường là đưa ra câu trả lời tổng kết cho các phần trên, đặc biệt là phần Application. Ở phần này, chúng ta sẽ không đưa thêm thông tin hay lập luận mới.
     
    Nói chính xác thì, phần này chúng ta sẽ phải trình bày được kết luận của từng vấn đề hoặc đưa ra được kết luận tổng thể.
    Lưu ý rằng, không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện để hướng đến một kết luận hợp lý.
     
    Phương pháp IRAC cho một bài tập được áp dụng như sau:
     
    - Issue: Ta phải nêu được vấn đề cần phân tích trong bài tập là gì. Ví dụ: “Luật của nước A ban hành về sản phẩm nhập khẩu X có vi phạm quy định của điều I:1 GATT 1994 hay không?” Một bài tập thường có nhiều hơn một vấn đề cần phân tích, chỉ ra được càng nhiều vấn đề thì phân tích càng chi tiết, và như thế dễ ăn điểm hơn.
     
    - Rules: Đưa ra cơ sở pháp lý dùng để giải quyết vấn đề, có thể chỉ là các quy định trong văn bản pháp lý của WTO hoặc thêm vào các án lệ.
     
    - Application: Lập luận để xem vấn đề nêu ra có phù hợp với cơ sở pháp lý hay không. Phần này tùy thuộc vào từng dạng bài tập, ví dụ như với vấn đề vi phạm quy định của Điều I:1 của GATT 1994. Khi đó cần phân tích các yếu tố để biết được phương pháp điều chỉnh của một quốc gia như vậy đã hợp lệ hay chưa, mỗi yếu tố lại có giá trị phân tích như một vấn đề nhỏ. Như vậy, có thể trong một vấn đề sẽ tồn tại những “vấn đề con” cũng có thể được giải quyết bằng phương pháp IRAC. Tuy nhiên, đây cũng là một nhược điểm của IRAC, phương pháp này có thể khiến bạn phải viết rất nhiều và có thể không kịp thời gian, nếu như bạn không biết cách trình bày lập luận của mình một cách vắn tắt.
     
    - Conclusion: Từ phân tích và lập luận đã nêu ở trên, trả lời cho câu hỏi mà vấn đề nêu ra. Lưu ý chỉ trả lời đúng cho câu hỏi mà vấn đề nêu ra, không đưa ra thêm cơ sở pháp lý hay phân tích mới nào.
     
    11756 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận