Cách chia thừa kế cho con cái

Chủ đề   RSS   
  • #106800 31/05/2011

    oxennhi0986

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cách chia thừa kế cho con cái

    Chào luật sư,
    Ông bà A có 2 người con đều đã lập gia đình và hiện giờ ông bà không sống cùng con nào cả (ông bà không có con trai). Môt người con gái của ông bà A lấy chồng là người nước ngoài B. Anh B này muốn gia đình nhà ông bà A (tức là nhà vợ) viết di chúc phân chia tài sản, vì anh B nói rằng: luật pháp nước ngoài là khi đã lấy nhau rồi bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ đều phải viết thừa kế luôn.
    Xin luật sư tư vấn, nếu viết di chúc thì ông bà A sẽ viết thế nào là đúng, và luật của Việt Nam có cần thiết phải viết ngay lúc này không?
     
    6474 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #106809   31/05/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Chào bạn.
    Theo pháp luật Việt Nam thì Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt, không ai được ép buộc hay đe dọa.... Nếu ông A muốn để lại di chúc cho các con thì ông có thể đến phòng Công chứng để lập di chúc, quyền định đoạt thuộc về ông A, ông có quyền cho hoặc không cho bất kỳ ai.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #106813   31/05/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    èo mình chưa nghe nước nào có tục lệ là khi đã lấy nhau rồi bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ đều phải viết thừa kế luôn. chắc tại chưa biết.
    Nhưng theo mình thì chẳng có nước nào quy đinh như vậy cả, người ta có 5,7 đứa con thì mỗi lần 1 người lấy vợ/chồng bên kia đều băt viết thừa kế chắc ==> vô lý
    Có lẽ chỉ là cái cớ thôi. Pháp luật về thừa kế ở Vn là 1 bộ phận của PL Dân sự, PL dân sự đề cao sự tự do ý chí nên bạn viết lúc nào, viết ra sao đều được (ko vi phạm đạo đức XH, PL và vi phạm hình thức là được)
    Hơn nữa có viết di chúc đi chăng nữa thì khi nào ông bà A chết đi thì mới đặt ra vấn đề chia thừa kế, lập sớm lập muộn koong qua trọng và ông bà A có thể thay đổi nội dung di chúc bất cứ lúc nào...........
    Lấy vợ mà duy vất chất quá đi mất hichic

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #106825   31/05/2011

    oxennhi0986
    oxennhi0986

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luatsuanthai va bạn khatvongttk!
    Vì bố mẹ anh B đã làm di chúc cho vợ chồng anh B rồi nên anh B muốn bố mẹ vợ cũng phải làm di chúc luôn, anh B khẳng định rằng như vậy mới đúng luật pháp. Ông bà A xin luật sư tư vấn thật rõ cho ông bà: nếu lập di chúc thì chia đúng cách nhất là chia thế nào (tránh trường hợp các con tị nạnh lẫn nhau) và theo điều luật nào, còn nếu không lập di chúc vào thời điểm này thì cũng theo điều nào của Bộ luật?
    Ông bà A muốn hiểu thật rõ luật của Việt Nam để nói chuyện với anh B (vì thực ra ông bà hiện nay vẫn còn khỏe mạnh, chưa muốn viết di chúc gì cả), mong luật sư giải đáp cho ông bà A!
    Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #106831   31/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn!

    Lập di chúc đó là quyền của mỗi người, không 1 quy phạm pháp luật nào có thể bắt buộc phải lập di chúc để để lại tài sản của mình hết.Di chúc có thể được lập vào bất cứ thời điểm nào và cũng có thể bị sửa đổi bổ sung hoặc thay thế vào bất kì thời điểm nào nếu người lập di chúc muốn. Vì thế trong trường hợp trên vợ chồng ông A không cần phải lập di chúc tại thời điểm bây giờ và cũng chẳng cần phải nói rõ luật ra cho anh B làm gì cả.

    Nếu anh B nói ông bà A phải lập di chúc thì cứ bảo anh ta đi tìm Điều luật nào trong luật quy định bắt buộc lập di chúc.

    Còn để lập 1 di chúc cho phù hợp thì anh có thể tham khảo 

    CHƯƠNG XXIII
    THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Từ Điều 646 đến Điều 673 trong Bộ luật Dân sự 2005.

    Sau đây là 1 số điều quan trong QQ trích dẫn cho anh tham khảo.
    BLDS 2005 viết:

    Điều 649.Hình thức của di chúc

    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

    Điều 650. Di chúc bằng văn bản  

    Di chúc bằng văn bản bao gồm:

    1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

    2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

    3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;

    4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Điều 651. Di chúc miệng 

    1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ

    Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản  

    1. Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

     

    Điều 652. Di chúc hợp pháp 

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.


    Còn vướng chổ nào bạn có thể hỏi thêm
    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #106836   31/05/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì Người để lại di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình, do đó các con của ông A không có quyền yêu cầu bố mình lập di chúc.
    Nếu ông A đồng ý lập di chúc thì ông có toàn quyền định đoạt tài sản để lại (ví dụ: quyết định để lại tài sản cho ai, cho bao nhiêu....).
    Nếu cần thiết ông A có thể nhờ Luật sư Việt Nam tư vấn bằng văn bản cho ông về quyền thừa kế, quyền để lại di chúc...

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #106852   31/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Theo tôi thì câu trả lời của các bạn đã phần nào làm rõ được quyền của chủ sở hữu tài sản trong việc lập di chúc. Nhưng nội dung trọng tâm nhất của câu hỏi mà chủ topic hướng đến thì chưa thực sự rõ ràng.

    Mấu chốt của vấn đề là vì anh B cho rằng theo luật pháp nước ngoài thì khi đã lấy nhau rồi bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ đều phải viết thừa kế luôn. Do đó anh B muốn ông bà A lập luôn di chúc để lại tài sản cho vợ anh B, nhưng ông bà A lại chưa muốn lập di chúc. Nên câu hỏi đặt ra là liệu ông bà A có phải lập di chúc theo yêu cầu của anh B hay không? Nếu có hoặc nếu không thì theo quy định nào của pháp luật?

    Tôi xin đưa ra câu trả lời bổ sung như sau:

    Ông bà A là công dân Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam. Do đó việc định đoạt những tài sản của ông bà có trên lãnh thổ Việt Nam phải đó pháp luật của Việt Nam điều chỉnh chứ không hề bị điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài vì lý do anh B là người nước ngoài.

    Theo quy định tại Điều 165 và mục 3 Chương XII Bộ luật dân sự thì ông bà A có toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình bao gồm quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế... mà không bị ảnh hưởng bởi ý chí của bất cứ người nào.

    Pháp luật về thừa kế theo BLDS, quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam không hề có bất cứ một quy định nào bắt buộc khi con cái lấy vợ, lấy chồng thì bố mẹ của đôi bên phải lập luôn di chúc để lại tài sản của mình cho con cái thừa kế cả.

    Do vậy, nếu ông bà A chưa muốn thì không cần phải lập ngay di chúc ngay như yêu cầu của anh B. Và như luatsuanthai & QuyetQuyen945 đã nêu, thì sau này đến lúc muốn lập di chúc, ông bà A cũng có toàn quyền quyết định việc để lại tài sản của mình cho ai được thừa kế mà không nhất thiết là phải để lại cho vợ chồng anh B.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 31/05/2011 04:51:10 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #106882   31/05/2011

    oxennhi0986
    oxennhi0986

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư và tất cả mọi người đã đóng góp ý kiến cho ông bà A.
     
    Báo quản trị |