Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #105295 25/05/2011

    duongtu_1992

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật

    -Lê Văn A ( sinh viên năm 2, đại học X) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. A hiện trú tại ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia. A đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2010 đến đầu tháng 5/2011 và vượt quá giới hạn cho phép của nhà trường.
    - Anh (Chị) hãy cho biết các yếu tố cấu thanhfhanh vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên??

    ( ai biết trả lời giùm em)
     
    167102 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongtu_1992 vì bài viết hữu ích
    tranngoctram0702 (20/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #105314   26/05/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    duongtu_1992 viết:
    -Lê Văn A ( sinh viên năm 2, đại học X) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. A hiện trú tại ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia. A đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2010 đến đầu tháng 5/2011 và vượt quá giới hạn cho phép của nhà trường.
    - Anh (Chị) hãy cho biết các yếu tố cấu thanhfhanh vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên??

    ( ai biết trả lời giùm em)

    Chắc chẵn bạn không học luật phải không?
    Có vi phạm thì vi phạm mấy cái quy định của nhà trường, chứ những trường hợp bạn đưa thì vi phạm pháp luật gì?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    duongtu_1992 (26/05/2011)
  • #106236   28/05/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    BeToan89 viết:
    duongtu_1992 viết:
    -Lê Văn A ( sinh viên năm 2, đại học X) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. A hiện trú tại ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia. A đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2010 đến đầu tháng 5/2011 và vượt quá giới hạn cho phép của nhà trường.
    - Anh (Chị) hãy cho biết các yếu tố cấu thanhfhanh vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên??

    ( ai biết trả lời giùm em)

    Chắc chẵn bạn không học luật phải không?
    Có vi phạm thì vi phạm mấy cái quy định của nhà trường, chứ những trường hợp bạn đưa thì vi phạm pháp luật gì?

    mình suy đoán từ câu nói của bạn thôi

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #105338   26/05/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Anh BT à. Chắc anh học Lý luận nhà nước và pháp luật lâu rồi nên ko nhớ. 
    Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
    Có 4 loại VPPL :
    - VPPL hình sự:
    - VPPL dân sự: 
    - VP hành chính: 
    - VP kỉ luật nhà nước là :hành vi trái với  những quy định, quy tắc xác lập, nội quy, quy định của các cơ quan nhà nước, đơn vị, trường học. VD: học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường như trốn học, đánh nhau...

    Tình huống trên của bạn. Bạn đọc lại phần cấu thành vi phạm pháp luật thì sẽ rõ.
    1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.


    a. Hành vi trái pháp luật: là hành vi trốn học, quay cóp, uống rượu bia trong kí túc.
    b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Gây ảnh hưởng xấu đến bản thân A và các sinh viên khác,và kỉ luật nhà trường.

    c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.
    hậu quả ảnh hưởng đến A và các sinh viên khác và hành vi có mối quan hệ nhân quả,
    d. Thời gian vi phạm pháp luật là cuối năm 2010 đến 5/2011.

    e. Địa điểm vi phạm pháp luật: trường X, kí túc xá nhà trường.
    f. Phương tiện vi phạm pháp luật: tài liệu quay cóp.
    Tuy nhiên ở trường hợp này theo mình ko cần xác định phương tiện VPPL.

    2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

    a. Lỗi của A: là lỗi cố ý trực tiếp, A thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
    b. Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. A muốn VPPL là vì sao,

    c. Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
    d, chủ thể VPPL là A, có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.



    4. Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.

    Là kỉ luật nhà trường, các quy tắc KTX mà A phải tuân theo.

    Đây là BT, bạn phải phân tích kỹ hơn thì mới có điểm tốt. Chúc bạn đạt kết quả tốt
    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 26/05/2011 08:17:20 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    duongtu_1992 (26/05/2011)
  • #105353   26/05/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần



    Anh không phản đối ý kiến của em:

    Nhưng theo anh: Uống rượu , cúp học...Đó là vi phạm về quy định nha trường thôi thì có lý hơn, chứ nói vi phạm pháp luật thì hơi quá.Còn ví dụ của em đó là trường hợp như trốn học đi đánh nhau...Gây thương tích....Thì vi phạm pháp luật là đúng thôi.

    Còn các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật thì Bất cứ người học luật nào cũng không thể quên được đâu em ạ .
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 26/05/2011 08:42:55 SA

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    duongtu_1992 (26/05/2011)
  • #105375   26/05/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    @ anh BT: hi. Em xin lỗi, e hiểu nhầm ý của a.
    anh viết Uống rượu , cúp học...Đó là vi phạm về quy định nhà trường, Nhưng VP kỉ luật nhà trường cũng là VPPL mà anh.
    Việc A trốn học, uống rượu bia trong KTX  là vi phạm các quy tắc xác lập nội quy, kỷ luật được nhà trường quy định, mà chỉ cần VP kỷ luật nhà trường thi VP kỷ luật nhà nước rồi, mà VP kỷ luật nhà nước là VPPL. Nhưng chỉ có điều các VPPL này chỉ bị kỷ luât, cảnh cáo thôi.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #105378   26/05/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    kajnodo92 viết:
    @ anh BT: hi. Em xin lỗi, e hiểu nhầm ý của a.
    anh viết Uống rượu , cúp học...Đó là vi phạm về quy định nhà trường, Nhưng VP kỉ luật nhà trường cũng là VPPL mà anh.
    Việc A trốn học, uống rượu bia trong KTX  là vi phạm các quy tắc xác lập nội quy, kỷ luật được nhà trường quy định, mà chỉ cần VP kỷ luật nhà trường thi VP kỷ luật nhà nước rồi, mà VP kỷ luật nhà nước là VPPL. Nhưng chỉ có điều các VPPL này chỉ bị kỷ luât, cảnh cáo thôi.

    Thì như anh đã nói đó, anh không phản đối với ý kiến của em có nghĩa là anh đồng ý.
    Anh chỉ nói rằng những hành vi đó bị cho là vi phạm pháp luật thì hơi quá thôi.Chứ anh không phủ nhận.

    Em trao đổi thật thẳng thắn và lịch sự.
    Hì anh thích thế

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #105411   26/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    kajnodo92 viết:
    @ anh BT: hi. Em xin lỗi, e hiểu nhầm ý của a.
    anh viết Uống rượu , cúp học...Đó là vi phạm về quy định nhà trường, Nhưng VP kỉ luật nhà trường cũng là VPPL mà anh.
    Việc A trốn học, uống rượu bia trong KTX  là vi phạm các quy tắc xác lập nội quy, kỷ luật được nhà trường quy định, mà chỉ cần VP kỷ luật nhà trường thi VP kỷ luật nhà nước rồi, mà VP kỷ luật nhà nước là VPPL. Nhưng chỉ có điều các VPPL này chỉ bị kỷ luât, cảnh cáo thôi.


    BeToan89 viết:

    Thì như anh đã nói đó, anh không phản đối với ý kiến của em có nghĩa là anh đồng ý.
    Anh chỉ nói rằng những hành vi đó bị cho là vi phạm pháp luật thì hơi quá thôi.Chứ anh không phủ nhận.



     Thân chào hai bạn!
     Ở đây A chỉ vi phạm các quy định của nhà trường chứ không phải là vi phạm pháp luật.
     

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    duongtu_1992 (26/05/2011) T_Nhung (03/06/2018)
  • #105448   26/05/2011

    duongtu_1992
    duongtu_1992

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    trời! đề này thầy dạy pháp luật cho đó! không vi phạm pháp luật thì thầy làm khó học sinh à?? Mấy anh cố gắng giúp em với!emoticon
     
    Báo quản trị |  
  • #105479   26/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người !

    Có hai quan điểm cho rằng A có, hoặc không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên căn cứ chứng minh cho quan điểm của mình chưa ai nêu ra được.

    Nếu cho rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, thì các bạn phải chứng minh được có quy phạm pháp luật điều chỉnh, quy định chế tài đối với hành vi này.

    Nếu cho rằng đó không là hành vi vi phạm pháp luật, thì các bạn phải chứng minh không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh hành vi này. Và nó chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    Quan điểm của mình là có vi phạm pháp luật xảy ra. Căn cứ Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì hành vi này vi phạm khoản 2 và 3 của điều 6. Và phải chịu các chế tài quy định tại phụ lục kèm theo.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    duongtu_1992 (26/05/2011)
  • #105549   26/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào các bạn!

     Theo quy định tại: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
     Thì chỉ những văn bản sau mới gọi là văn bản sau mới gọi là văn bản quy phạm pháp luật
     Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

    1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    4. Nghị định của Chính phủ.

    5. #ffff00;">Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

    10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

    11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

       Vì vậy, hành vi của A là không vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật tức là vi phạm những quy định được cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành.

      Hành vi trên chỉ là vi phạm những quy định của nhà trường, dựa theo quyết định của Bộ GDĐT.

      Bộ giáo dục đào tạo không có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    duongtu_1992 (26/05/2011)
  • #105556   26/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    KhacDuy25 viết:
     Thân chào các bạn!

     Theo quy định tại: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
     Thì chỉ những văn bản sau mới gọi là văn bản sau mới gọi là văn bản quy phạm pháp luật
     Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
    ...

       Vì vậy, hành vi của A là không vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật tức là vi phạm những quy định được cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành.

      Hành vi trên chỉ là vi phạm những quy định của nhà trường, dựa theo quyết định của Bộ GDĐT.

      Bộ giáo dục đào tạo không có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

     Thân ái!


    KhacDuy25 có lẽ nên xem lại các quy định của pháp luật. QĐ trên ban hành năm 2007, bạn lại lấy Luật ban hành VBQPPL 2008 ra bình luận làm gì chứ !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (26/05/2011) duongtu_1992 (26/05/2011)
  • #105559   26/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào Boyluat!
     Mình nhầm một tí, cảm ơn bạn nhé!
     Cái này quy định tại Luật BHVBQPPL năm 2008.

    Điều 95. Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

    Luật này thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002.

    2. Những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nghị quyết của Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; #ffff00;">quyết định, chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, #ffff00;">Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; văn bản liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành trước khi Luật này có hiệu lực thì #ffff00;">vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

      Như vậy QĐ mà bạn trích dẫn vẫn là văn bản QPPL cho đến khi nó hết hiệu lực. #ffff00;">

      Với tình huống trên thì A chỉ vi phạm với hành vi quay cóp trong giờ kiểm tra. Còn hành vi uống rượi bia ở ký túc thường xuyên là không vi phạm pháp luật.

     

    Điều 6. Các hành vi HSSV không được làm

    1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường và HSSV khác.

    2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

    #ffff00;">3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    duongtu_1992 (26/05/2011)
  • #105586   26/05/2011

    duongtu_1992
    duongtu_1992

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    thank các bạn nhiều nhaemoticon
    Cập nhật bởi duongtu_1992 ngày 26/05/2011 09:32:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #106165   28/05/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào BeToan89 , đâu phải cứ vi phạm pháp luật thì cứ phải là VPPL HS, DS đâu. có cả VPPL hành chính nữa mà cậu. trường hợp này học sinh A đã vi phạm nội quy của nhà trường, tức là đã VPPL HC rồi đó, và các đặc điểm của CTTP của hành vi trên bạn kajnodo92 , tuy nhiên theo mình thì chỉ cần phân tích 4 đặc điểm sau về mặt: khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể. có các phần bắt buộc trong những phần đó là đủ rồi.
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #106200   28/05/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    takeshilaw viết:
    chào BeToan89 , đâu phải cứ vi phạm pháp luật thì cứ phải là VPPL HS, DS đâu. có cả VPPL hành chính nữa mà cậu. trường hợp này học sinh A đã vi phạm nội quy của nhà trường, tức là đã VPPL HC rồi đó, và các đặc điểm của CTTP của hành vi trên bạn kajnodo92 , tuy nhiên theo mình thì chỉ cần phân tích 4 đặc điểm sau về mặt: khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể. có các phần bắt buộc trong những phần đó là đủ rồi.
    thân!

    Mình có nói vi phạm pháp luật là chỉ có hình sự dân sự  đâu nhỉ.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #130392   13/09/2011

    Ngoklinh
    Ngoklinh

    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trước hết xem lại vi phạm kỷ luật là ji.
     
    Báo quản trị |  
  • #130395   13/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ủa. sao chủ đề là "Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật", mà bạn lại đề cập đến "Vi phạm kỷ luật"?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #196487   25/06/2012

    hocluat_gB776010
    hocluat_gB776010

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2012
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 159
    Được cảm ơn 1 lần


    vì trường hợp này là vi phạm kỷ luật mà

    Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức cơ quan đó

     
    Báo quản trị |  
  • #215410   22/09/2012

    thuy_quynh
    thuy_quynh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    các anh cho em hỏi câu này nhé: học sinh đánh nhau trong trường, không đóng học phí có phải là vi phạm pháp luật không, vì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #215553   22/09/2012

    hocluat_gB776010
    hocluat_gB776010

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2012
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 159
    Được cảm ơn 1 lần


    thuy_quynh viết:

    các anh cho em hỏi câu này nhé: học sinh đánh nhau trong trường, không đóng học phí có phải là vi phạm pháp luật không, vì sao?

    trường hợp này là vp kỉ luật của trường thôi e ah. 

    e có thể đọc kỹ phần nói về vpkl ở trên nhé. đây chưa thể nói là vppl được, 

    chúc e học tốt! 

     
    Báo quản trị |