Chào Hoàng Tử Cô Đơn !
trường hợp 1 "Trường hợp vơ chồng chia tài sản chung hoặc ly hôn và tòa xử chia đôi vốn góp chẳng hạn". Nếu vốn góp chỉ của vợ hoặc chồng đóng góp tham gia vào công ty thì sao lại chia đôi cho 2 người.
Đúng như bạn nói : Nếu vốn góp chỉ của vợ hoặc chồng đóng góp tham gia vào công ty thì tài sản đó là tài sản riêng, đương nhiên là không phải chia (cám ơn bạn giúp tôi thấy điều này). Tuy nhiên, muốn không chia thì người nói tài sản đó là của riêng mình phải chứng minh. Nếu không chứng minh được thì TS đó là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung (theo luật hôn nhân gia đình)
Trường hợp 3 thì mình chưa hiểu rõ lắm, bạn có thể giúp mình hiểu vấn đề hơn không,
Môt thành viên của công ty là giám đốc một doanh nghiệp tư nhân, DNTN bị phá sản. Xử lý tài sản là vốn góp của họ trong công ty TNHH chia cho nhiều chủ nợ, cùng thứ tự ưu tiên.
Giả sử A là thành viên góp vốn của công ty TNHH X ; đồng thời ông A cũng là giám đốc DN Tư Nhân B.
giả sử Khi doanh nghiệp Tư Nhân B phá sản, tài sản của ông A đủ trả nợ, chỉ còn thiếu tiền 3 khách hàng là I , II, III và tài sản ông A chỉ còn là vốn góp ở Cty TNHH X, như vậy thì tòa án sẽ buộc ông A giao số vốn góp cho 3 chủ nợ trên theo tỷ lệ nợ của I, II, III. 3 người đó sẽ trở thành người góp vốn mới,
Nếu tôi viết không được rỏ thì mong bạn thông cảm và trao đổi thên nha!
HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !