Các tội cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #615777 29/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần


    Các tội cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự 2015

    Cưỡng bức là hành vi sử dụng quyền lực, đe dọa hoặc dùng sức mạnh để buộc một người phải hành động trái với ý muốn của họ. Vậy hiện nay tại Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng bức như thế nào?

    Các tội cưỡng bức trong Bộ luật Hình sự 2015

    Trong Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng bức không chỉ nói về các tội phạm tình dục mà còn bao gồm tội phạm lao động, ma tuý. Cụ thể như sau:

    (1) Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

    Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

    - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

    Đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

    - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

    Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Có tổ chức;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

    + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

    + Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    + Đối với 02 người trở lên;

    + Đối với người đang cai nghiện;

    + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

    Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

    + Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

    + Đối với người dưới 13 tuổi.

    - Khung hình phạt 4: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân

    Khi phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên.

    - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    Như vậy, đối với người phạm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù từ 2 - 20 năm, phạt tiền từ 5 - 100 triệu đồng.

    (2) Cưỡng bức lao động

    Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội cưỡng bức lao động như sau:

    - Khung hình phạt 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

    Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

    - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

    Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Có tổ chức;

    + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    + Làm chết người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

    Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Làm chết 02 người trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

    - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, đối với người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 12 năm, phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn quy định.

    (3) Cưỡng bức mại dâm

    Theo Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định về tội chứa mại dâm, trong đó có trường hợp cưỡng bức mại dâm như sau:

    - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

    Đối với người nào chứa mại dâm.

    - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

    Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Có tổ chức;

    + Cưỡng bức mại dâm;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Chứa mại dâm 04 người trở lên;

    + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

    + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

    Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

    + Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    - Khung hình phạt 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

    Khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

    + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    + Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.

    - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Như vậy, người phạm tội cưỡng bức mại dâm có thể bị phạt tù từ 5 - 20 năm, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt quản chế từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Có thể thấy, khi nhắc đến các tội cưỡng bức thì không chỉ là về tội phạm tình dục mà còn về các tội phạm khác, khi đã có điều luật ngăn cấm việc làm đó, hoặc quy định người bị ép có quyền từ chối nhưng chủ thể phạm tội vẫn dùng thủ đoạn ép buộc trái ý muốn người khác làm. Tại Bộ luật Hình sự 2015, có 3 tội phạm liên quan đến cưỡng bức như phân tích trên.

     
    338 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (27/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận