Các thuật ngữ "điểm", "khoản" trong một điều luật được quy định tại văn bản QPPL nào

Chủ đề   RSS   
  • #66195 30/10/2010

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Các thuật ngữ "điểm", "khoản" trong một điều luật được quy định tại văn bản QPPL nào

    Có ai biết các thuật ngữ "điểm", "khoản" trong một điều luật được quy định tại văn bản QPPL nào không vậy, chỉ cho mình với.
    Xin cám ơn.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    221932 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    khatm (22/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #66199   30/10/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
    Mình thấy trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có quy định về vấn đề này. Bạn có thể tham khảo nhé.
    Điều 5. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật

    1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.

    Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.

    2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.

    3. Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tùy theo nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.

        Các mem khác nếu có thấy ở quy định ở đâu nữa có thể bổ sung thêm cho mình với. Thân

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    huonghtcb (03/04/2019)
  • #66202   30/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Như vậy trong một kết cấu điều luật, thì các phần 1, 2, 3 ấy gọi là gì nhỉ, nếu theo đúng tinh thần của luật thì phải là khoản đúng không, và các phần a, b, c, d, ...thì gọi là điểm. Nhưng nếu chỉ có 1, 2, 3... thì gọi là gì đây, khoản - theo tinh thần của luật, hay là điểm - vì nó bé nhất trong điều luật. Mình nghĩ là gọi 1, 2, 3 là khoản. Nhưng BLTTHS lại có quy định là:

    Trích điều 165:

    Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại điểm 5 và điểm 6 Điều 107 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.

    Ấy thế mà điều 107 lại chỉ có kết cấu như thế này:

    Điều 107:
    1.......;
    2.......;
    3.......;
    Thế là sao đây 

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #241405   24/01/2013

    ls_tohadung
    ls_tohadung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo mình nghĩ thì cách gọi từ ngoài vào tức là sẽ theo thứ tự Phần, Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm, Đoạn, Dòng (theo như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được bạn chaulevan liệt kê ở trên).

    Vì vậy, nếu một điều luật có dạng:

    Điều...

    a.

    b.

    ....

    Thì a, b vẫn gọi là khoản.

    Mình cũng cho rằng, cách trích dẫn như BLTTHS nêu trên là chưa chính xác, phải sửa lại thành "theo khoản 5 và khoản 6 Điều 107 của Bộ luật này.."

    Không biết có bạn nào cùng quan điểm không nhỉ?

    Giải đáp pháp luật: Mr. Dũng

    Website: www.leadconsult.com.vn

    Email: ls.tohadung@gmail.com

    Dịch vụ pháp lý liên hệ sđt: 091.54.72.999

     
    Báo quản trị |  
  • #272227   27/06/2013

    simonesatoh
    simonesatoh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    các bạn thử xem Điều 11, Mục 2 Thông tư số 25/11/TT-BTP về Bố cục văn bản để xác định xem nhé 

    http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27312

     

     
    Báo quản trị |  
  • #272551   29/06/2013

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Các quy định về điều, điểm, khoản ... là xuất phát từ các văn bản về công tác văn thư lưu trữ.

    Đối với các văn bản hành chính hiện nay đang áp dụng là thông tư 01/2011/TT-BNV; còn đối với các văn bản quy phạm pháp luật cũng có các văn bản tương tự thông tư 01 kể trên.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #272933   02/07/2013

    tunt11501
    tunt11501

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2013
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Tóm tắt cho bạn nào lười đọc, đọc theo thứ tự được quy định :

    Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định, cụ thể:

    - Nghị quyết (cá biệt): theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm;

    - Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;

    - Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm;

    - Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm.

    Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều thì phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề.

     
    Báo quản trị |  
  • #360268   02/12/2014

    http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27312

    Các bạn tham khảo nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phihaokt vì bài viết hữu ích
    N1tinh (18/04/2018)
  • #362211   11/12/2014

    Bluesky86
    Bluesky86

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghị định 77/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 90/2008/NĐ-CP. Trong đó:

    Điều 1...

    1....

    2....

    4. Sửa đổi điều 7 như sau:

    Điều 7:  Nguyên tắc gửi thư điện tử...

    1. CHỈ ĐƯỢC PHÉP GỬI THƯ ĐIỆN TỬ QUẢNG CÁO, TIN NHẮN QUẢNG CÁO ĐẾN NGƯỜI NHẬN....

    => Cho mình hỏi là nếu mình muốn dẫn phần viết hoa trên thì dẫn như thế nào?

    Cách 1: Căn cứ theo điểm 1 khoản 4 điều 1 Nghị định 77/2012/NĐ-CP

    Cách 2: Căn cứ theo khoản 1 điều 7 Nghị định 77/2012/NĐ-CP.

    Chỉ giúp mình với???

     
    Báo quản trị |  
  • #362249   11/12/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Bluesky86 viết:

    Nghị định 77/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 90/2008/NĐ-CP. Trong đó:

    Điều 1...

    1....

    2....

    4. Sửa đổi điều 7 như sau:

    Điều 7:  Nguyên tắc gửi thư điện tử...

    1. CHỈ ĐƯỢC PHÉP GỬI THƯ ĐIỆN TỬ QUẢNG CÁO, TIN NHẮN QUẢNG CÁO ĐẾN NGƯỜI NHẬN....

    => Cho mình hỏi là nếu mình muốn dẫn phần viết hoa trên thì dẫn như thế nào?

    Cách 1: Căn cứ theo điểm 1 khoản 4 điều 1 Nghị định 77/2012/NĐ-CP

    Cách 2: Căn cứ theo khoản 1 điều 7 Nghị định 77/2012/NĐ-CP.

    Chỉ giúp mình với???

    Chào bạn:

    Cách 1: Căn cứ theo điểm 1 khoản 4 điều 1 Nghị định 77/2012/NĐ-CP

    Cách 2: Căn cứ theo khoản 1 điều 7 nghị định số 90/2008/NĐ-CP được sữa đổi bởi Nghị định 77/2012/NĐ-CP.

    Hy vọng đúng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Bluesky86 (18/12/2014)