Các quy định và các bước để xin phép thành lập một hiệp hội nghề nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #482609 18/01/2018

    Các quy định và các bước để xin phép thành lập một hiệp hội nghề nghiệp

    Kính thưa Quý Luật sư tư vấn,

    Tôi muốn xin phép thành lập một hiệp hội nghề nghiệp hoạt động phạm vi trong TP.HCM. Vui lòng cho biết hiện nay các văn bản pháp quy nào điều chỉnh việc này.

    Nếu có thể, quý Luật sư tư vấn vui lòng cho tôi biết về các bước cụ thể phải làm gì được không?

    Trân trọng kính chào và chân thành cảm ơn

    Lê Khánh

    0913 717 292

     

     

     

     
    3161 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lekhanhus vì bài viết hữu ích
    trang_u (19/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482755   19/01/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn , bạn có thể xem Nghị định 45/2010/NĐ-CP có quy định về vấn đề này:

    Điều 5. Điều kiện thành lập hội

    1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

    2. Có điều lệ;

    3. Có trụ sở;

    4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

    a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.

    Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    lekhanhus (06/03/2018)
  • #482757   19/01/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Gửi bạn tham khảo: Dưới đây là một số điều kiện, quy định đối với việc thành lập hội, tùy vào tính chất đặc thù hoạt dộng của hội mình bạn phải tuân thủ những điều kiện phù hợp. Chúc bạn sớm thành lập hội thành công.

    Văn bản:

    Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

    Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CPquy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

    Thông tư 03/2014/TT-BNV sửa đổi Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

    Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

    Trình tự, điều kiện:

    Trình tự: Thành lập ban vận động hội sau đó mới xin phép thành lập hội (quy định chi tiết tại mục bên dưới)

    Theo quy định Nghị định 45/2010/NĐ-CP có những quy định như sau:

    Điều 5. Điều kiện thành lập hội

    1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

    2. Có điều lệ.

    3. Có trụ sở.

    4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

    a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

    đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

    Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

    Điều 6. Ban vận động thành lập hội

    1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

    2. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động. 

    3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:

    a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;

    b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;

    c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;

    d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.

    4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:

    a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

    b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.

    5. Công nhận ban vận động thành lập hội:

    a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;

    b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

    c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.

    Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;

    d) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5         Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    6. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội sau khi được công nhận:

    a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;

    b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ hồ sơ gửi đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã).

    Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.

    Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội

    1. Đơn xin phép thành lập hội.

    2. Dự thảo điều lệ.

    3. Dự kiến phương hướng hoạt động.

    4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

    6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

    7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

    Điều 8. Nội dung chính của Điều lệ hội

    1. Tên gọi của hội.

    2. Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.

    3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.

    4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.

    5. Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.

    6. Tiêu chuẩn hội viên.

    7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.

    8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.

    9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.

    10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.

    11. Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.

    12. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.

    13. Hiệu lực thi hành.

    Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    lekhanhus (06/03/2018)