Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Nguời sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Như vây, Nguời sử dụng lao động là doanh nghiệp, là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Theo đó, tại Điểm e và I Khoản 3 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP quy định Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Công ty bạn là công ty cổ phần nhà nước chi phối việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ tại cơ sở, Quy chế tổ chức Hội nghị Người lao động, Quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP là do người lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động kiến nghị và đề xuất ý kiến Tổng giám đốc quyết định(nếu thuộc thẩm quyền do HĐQT và điều lệ quy định),
Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.