Các mặt hàng quần áo bị cấm kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #433302 11/08/2016

    Các mặt hàng quần áo bị cấm kinh doanh

    Nhà tôi mở cửa hàng kinh doanh quần áo tại nhà. Tôi có nhập một số mặt hàng quần áo từ chợ về bán, nhưng khi kiểm tra, bên Quản lý thị trường có nói đó là những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, yêu cầu tịch thu.

    Tôi xin hỏi, hành vi của cán bộ Quản lý thị trường như thế có đúng hay không? Có văn bản nào quy định các loại hàng quần áo bị cấm kinh doanh hay không?

     

     
    26879 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #433454   13/08/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Đây không phải là cấm kinh doanh quần áo, mà bạn không sản xuất quần áo, bán chỉ là đơn vi mua và bán lại thu lợi nhuận, rõ ràng cần xác định nguồn gốc hàng hóa này.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #433638   16/08/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:

    Trường hợp kinh doanh hàng hóa mà khi có kiểm tra, bạn không xuất được các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa có nguồn gốc xuất xử rõ ràng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP:

    Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

    1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

    ………..

    c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

    2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

    9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

    11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

    13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

    b) Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;

    c) Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

    14. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

    b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

    15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

    b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

    c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

    Theo đó, phải chứng minh được số hàng quần áo chị nhập về bán có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thông qua các hóa đơn, chứng từ mua bán và các chứng cứ khác. Trong trường hợp chị không chứng minh được thì việc cơ quan quẩn lý thị trường tịch thu số hàng hóa trên là đúng và chị có thể bị xử phạt hành chính số tiền tùy thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #433789   17/08/2016

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn, vấn đề của bạn tôi xin tư vấn như sau:

    Quần, áo không bị coi là mặt hàng cấm kinh doanh nhưng việc nhập. Nhà bạn mở cửa hàng kinh doanh quần áo tại nhà thì cần có giấy phép đăng ký kinh doanh như vậy và các mặt hàng kinh doanh .

    Việc kiểm tra của bên Quản lý thị trường thì theo Điều 5 Thông tư 09/2013/TT-BCT về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của quản lý thị trường thì bên quản lý thị trường có thẩm quyền:1. Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kiểm tra được xây dựn:g, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này.2. Kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Như vậy bên quản lý có quyền kiểm tra hàng hóa của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn hãy liên hệ công ty Luật Gia Phát đề được tư vấn miễn phí.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com