Các Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV

Chủ đề   RSS   
  • #562617 13/11/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Các Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV

     

    >>>Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 

    Chiều 13.11, tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Mười, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính, với tỷ lệ 93,5% tổng số ĐBQH tán thành.

    Bổ sung thẩm quyền xử phạt cho một số chức danh

    Theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày, Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành vừa quy định hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi, vừa quy định “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng. Quá trình thực hiện quy định này gặp vướng mắc do các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều lần nào thì bị xử phạt về từng lần, trường hợp nào thì bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng.

    Để khắc phục bất cập nêu trên, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, điểm d, khoản 1, Điều 3, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng: một người thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi, trừ trường hợp được Chính phủ quy định áp dụng tình tiết tăng nặng.

    Về thẩm quyền xử phạt, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của ĐBQH, cũng như để bảo đảm sự thống nhất giữa dự thảo Luật này và Luật Thi hành án dân sự, Luật Quản lý thuế, phù hợp với thực tiễn thi hành, dự thảo Luật đã bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Dự thảo Luật cũng bổ sung vào khoản 1, Điều 163 của Luật Thi hành án dân sự về thẩm quyền xử phạt vi phạm của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Dự thảo Luật cũng sửa đổi thẩm quyền xử phạt của thủ trưởng cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế (từ Chi cục trưởng trở lên) đối với 3 hành vi cụ thể trong lĩnh vực thuế đã được Luật Quản lý thuế quy định.

    Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, dự thảo Luật quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, trừ các trường hợp gồm: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước. Các vi phạm nêu trên có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm.

    Không cắt điện, nước với công trình vi phạm

    Trước khi thông qua toàn thể dự thảo Luật, các ĐBQH đã biểu quyết thông qua quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (khoản 43 Điều 1, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 86 của Luật Xử lý vi phạm hành chính). Với tỷ lệ 80,9% tổng số ĐBQH tán thành, Quốc hội đã thông qua phương án quy định không bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước trong sửa đổi, bổ sung Luật lần này.

    Với tỷ lệ 92,32% tổng số ĐBQH tán thành, quy định đối tượng người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo hướng dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống ma túy đã được thông qua. Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, do dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Mười một, nên quy định theo hướng trên sẽ giúp tránh phát sinh mâu thuẫn giữa hai luật.

    Để thi hành Luật này, Chính phủ, các Bộ, ngành cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều nghị định, thông tư quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022, thay vì như phương án đề xuất ban đầu là từ 1.7.2021. Thời gian Luật có hiệu lực được quy định như trên nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan có đủ thời gian rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

    Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 13/11/2020 04:33:40 CH
     
    2354 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562618   13/11/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Quốc hội biểu quyết thông qua luật cư trú (sửa đổi)

     

    Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cư trú (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.

    Sau khi nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tiến hành nhấn nút biểu quyết thông qua Luật này. Luật Cư trú (sửa đổi) chính thức được thông qua với 93,15% đại biểu Quốc hội tán thành.

    Về phạm vi điều chỉnh, Luật này quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.

    Về nguyên tắc và quản lý cư trú, Luật quy định tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trình tự, thủ tục đăng ký cư trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

    Về các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú, Luật cấm cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú; Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú; Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật; Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật; Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú; Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.

    Luật cũng quy định cấm lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú; Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó; Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó; Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Về thủ tục đăng ký thường trú, Luật quy định, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

    Về hủy bỏ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, Luật quy định trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này thì cơ quan đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký đó. Cơ quan đã đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.

    Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Kể từ ngày Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính./.

    Theo Cổng thông tin điện tử Quốc Hội

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 13/11/2020 04:25:46 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #562622   13/11/2020

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (SỬA ĐỔI)

     

    Chiều ngày 13/11/2020, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua luật, với đa số phiếu tán thành.

    Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) gồm 08 Chương và 74 điều. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có 31 điểm mới thuộc 08 nhóm nội dung lớn.

    Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cũng quy định các chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.

    Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

    Luật cũng có quy định bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.

    Các quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng được quy định rõ trong luật, như: quyền được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, chế độ và quyền lợi khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật; Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế; Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký Hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần...

    Bên cạnh đó, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cũng nêu rõ nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như: Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động; Làm việc đúng nơi quy định, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh...

    Điều 7 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cũng nêu rõ 17 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như nghiêm cấm lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi khác trái pháp luật.Hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này. Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thu tiền môi giới của người lao động. Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này....

    Về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp, Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

    Về quy định chuyển tiếp , kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp dịch vụ đã được cấp Giấy phép theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 thì được tiếp tục hoạt động theo Giấy phép đã được cấp.

    Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 10 của Luật này thì phải bổ sung đầy đủ điều kiện trong thời hạn 12 tháng; trường hợp không bổ sung thì phải chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và bị thu hồi Giấy phép.

    Doanh nghiệp dịch vụ đã được cấp Giấy phép theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 và bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 10 của Luật này thì có thể đề nghị đổi Giấy phép nếu có nhu cầu.

    Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng đưa người lao động đi thực tập và thỏa thuận khác có liên quan đã được giao kết và người lao động đã xuất cảnh trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng.

    Hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng nhận lao động thực tập đã được giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng đối với những nội dung liên quan đến người lao động xuất cảnh trước ngày 01/7/2022; trường hợp người lao động xuất cảnh từ ngày 01/7/2022 thì hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng nhận lao động thực tập phải được rà soát để đàm phán sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết mới bảo đảm phù hợp theo quy định của Luật này./.

    Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội

     

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 13/11/2020 05:15:36 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/11/2020)
  • #562763   16/11/2020

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS

    Chiều 16/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

    Chú thích ảnh

    Với 440 đại biểu tham gia biểu quyết và tán thành (chiếm 91,29% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

    Chú thích ảnh

    Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021. Luật gồm 2 điều trong đó sửa đổi, bổ sung 15 điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

    Các điểm mới của dự thảo Luật gồm việc bổ sung một số đối tượng có hành vi nguy cơ cao được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

    Luật mở rộng sự tham gia của người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao trong một số biện pháp phòng, chống HIV/AIDS như cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV; Bổ sung biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV để tăng tiếp cận và hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ phơi nhiễm, người phơi nhiễm HIV.

    Luật quy định giảm độ tuổi được yêu cầu xét nghiệm HIV tự nguyện xuống 15 tuổi để bảo đảm phù hợp với tình trạng thực tế lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện nay, giúp phát hiện, điều trị sớm và thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm ra cộng đồng.

    Chú thích ảnh

    Luật cũng bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin của người nhiễm HIV để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, giám sát dịch tễ và phòng, ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV; xác định nguồn chi trả chi phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai để đảm bảo tính khả thi và nguồn lực thực hiện chính sách; xác định nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS để bảo đảm thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam.

    Kể từ ngày 1/7/2021 khi Luật này có hiệu lực thi hành, toàn bộ tài sản, tài chính của Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV sẽ được sử dụng để hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với Quỹ ở Trung ương và theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Quỹ ở địa phương.

    Theo Xuân Tùng (TTXVN)

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 16/11/2020 05:06:32 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2020)
  • #562830   17/11/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

     

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 17/11/2020 04:29:52 CH
     
    Báo quản trị |