|
Các loại thuế, phí người dân thường xuyên đóng
|
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.
Thuế là khoản đóng góp bằng tiền ,không hoàn trả trực tiếp, có tính chất xác định nhằm bù đáp các khoản chi tiêu của Nhà nước.
Phải kể ra đến hàng trăm loại phí, thuế mà người cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Dưới đây là các khoản phí, thuế mà người dân phải thường xuyên đóng.
Các khoản Phí & Thuế
|
Văn bản quy định
|
PHÍ
|
Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố
|
Tùy theo từng đơn vị mà mức phí sẽ khác nhau
Vd: tại TP.HCM Mức thu phí sử dụng tạm thời hè phố làm bãi giữ xe công cộng có thu phí và để kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hoá có mức thấp nhất từ 20.000 đồng/m2/tháng (quận Thủ Đức, Tân Bình…) đến mức cao nhất 100.000 đồng/m2/tháng (quận 1)
|
Phí công chứng
|
- Công chứng di chúc, mức phí: 50.000 đồng.
- Cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
(Xem thêm Thông tư 257/2016/TT-BTC)
|
Phí chứng thực bản sao từ bản
|
2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.
>>> Xem thêm tại Thông tư 226/2016/TT-BTC
|
Phí chứng thực chữ ký
|
10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
>>> Xem thêm tại Thông tư 226/2016/TT-BTC
|
Phí phòng, chống dịch bệnh cho động vật, thú y,..
|
Tiêm phòng chó, mèo: 5.300 - 5.900/ Lần/ Con
Tiêm phòng gia cầm: 300 - 350/ Lần/con
|
Phí chợ
|
Quy định khác nhau với các tỉnh, thành khác nhau
VD: Quyết định 24/2007/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh
1. Chợ loại 1:
a) Đối với người buôn bán có điểm kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu (ki-ốt), có hợp đồng thuê điểm kinh doanh, hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ, mức thu không quá 200.000 đồng/m2/tháng.
b) Đối với người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ, mức thu không quá 8.000 đồng/m2/ngày.
2. Chợ loại 2:
a) Đối với người buôn bán có điểm kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu (ki-ốt), có hợp đồng thuê điểm kinh doanh, hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ, mức thu không quá 140.000 đồng/m2/tháng.
b) Đối với người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ, mức thu không quá 4.000 đồng/m2/ngày.
3. Chợ loại 3:
a) Đối với người buôn bán có điểm kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu (ki-ốt), có hợp đồng thuê điểm kinh doanh, hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ, mức thu không quá 100.000đồng/m2/tháng.
b) Đối với người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ, mức thu không quá 2.000 đồng/m2/ngày.
|
Phí chợ với các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào chợ
|
Tại địa bàn TP.HCM quy định tại Quyết định 24/2007/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh
a) Phương tiện vận chuyển (từ 1 tấn trở xuống): 5.000 đồng/lượt/phương tiện.
b) Xe tải (trên 1 tấn đến 3,5 tấn): 10.000 đồng/lượt/đầu xe.
c) Xe tải (trên 3,5 tấn và xe container): 15.000 đồng/lượt/đầu xe.
|
Phí trông giữ xe
|
Tùy theo điều kiện mỗi tỉnh, thành mà phí giữ xe sẽ khác nhau
VD: Quyết định 6888 của UBND TP.HCM quy định rõ về nhóm, khu vực bãi đỗ và mức giá tối đa được áp dụng.
- Nhóm 1: các bãi đỗ tại trường học, bệnh viện thì giá giữ xe là 2.000 đồng/ngày, 3.000 đồng/đêm (đối với xe số dưới 175cm3) và 3.000 đồng/ngày, 4.000đồng/đêm (đối với xe tay ga trên 175cm3)
- Nhóm 2: gồm các địa điểm trông giữ tại chợ, siêu thị, chung cư hạng III, IV, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, thời trang, ăn uống… và các trụ sở cơ quan, tổ chức (trừ cơ quan hành chính nhà nước). Mức giá tương ứng áp dụng tại nhóm này là 3.000 đồng/ngày, 4.000 đồng/đêm (đối với xe số dưới 175cm3) và 4.000 đồng/ngày, 5.000 đồng/đêm (đối với xe tay ga trên 175cm3).
- Nhóm 3: là bãi đỗ xe tại các chung cư hạng I, II, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn, vũ trường, rạp hát và các trung tâm thương mại phức hợp. Mức giá được áp dụng tối đa ở đây là: 4.000 đồng/ngày, 5.000 đồng/đêm (đối với xe số dưới 175cm3) và 5.000 đồng/ngày, 6.000 đồng/đêm (đối với xe tay ga trên 175cm3).
|
Phí vệ sinh
|
Tùy theo các tỉnh, thành mà mức phí sẽ khác nhau:
VD: Quyết định 88/2008/NQ-UBND quy định phí vệ sinh ở TP HCM:
+ Nội thành : - Mặt tiền đường 20.000
- Trong hẻm 15.000
+ Ngoại thành - vùng ven: - Mặt tiền đường 15.000
- Trong hẻm 10.000
|
Phí sử dụng đường bộ
|
Mức thu từ 130.000 đồng/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng, tùy từng loại xe
(Xem chi tiết tại Thông tư 293/2016/TT-BTC)
|
THUẾ
|
Thuế GTGT
|
Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
VAT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
VD: Giá tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm X với mức thuế suất 10%
Hiện nay có các mức thuế suất 0%, 5% và 10%
>>> Xem thêm Luật thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013
|
Thuế TNCN
|
Tùy từng trường hợp mà cách tính thuế khác nhau
* Tính thuế theo tỷ lệ %
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế (thu nhập chịu thuế) x Thuế suất
* Thuế suất tính theo lũy tiến từng phần, theo từng bậc thu nhập
Cách tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
TNCT = tổng lương - các khoản miễn thuế
Trong đó:
+ Các khoản miễn thuế: tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền điện thoại, trang phục, làm thêm giờ, phúc lợi, công tác phí.
+ Khoản phụ cấp xăng xe nếu thuộc về công tác phí thì được miễn thuế TNCN, nếu tiền này hưởng cố định hàng tháng thì tính vào thu nhập chịu thuế >>> Xem thêm hướng dẫn tại Công văn 2192/TCT-TNCN
+ Các khoản giảm trừ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC theo đó Người dân có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sẽ được giảm trừ tới 3,6 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc. Đây là mức dự kiến điều chỉnh cao cách biệt so với đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính về sửa Luật Thuế TNCN
>>> Xem thêm Luật thuế TNCN 2007, Luật thuế TNCN sửa đổi 2012 và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
|
Thuế sử dụng đất NN
|
Căn cứ tính thuế sử dụng đất NN:
- Diện tích;
- Hạng đất;
- Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
VD: Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, định suất thuế (kg thóc/ha) là : hạng 1 : 550, hạng 2 : 460, hạng 3 : 370, hạng 4 : 280, hạng 5 : 180, hạng 6 : 50.
>>> Xem thêm Luật sử dụng đất NN 1993
|
Thuế sử dụng đất phi NN |
Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.
* Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
*Thuế suất đối với đất ở:
- Diện tích trong hạn mức: 0,03%
- Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức: 0,07%
- Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: 0,15%
- Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.
>>> Xem thêm tại Luật thuế sử dụng đất phi NN 2010 và Thông tư 153/2011/TT-BTC
|
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 16/04/2018 02:46:19 CH
|
Bài viết liên quan:
|
|