Còn một loại hoá đơn cần được đề cập trong các giao dịch quốc tế: hoá đơn thương mại. Hiện tại, pháp luật Việt Nam không có quy định về nội dung hay hình thức của Hoá đơn thương mại mà hoàn toàn theo các quy định quốc tế.
Theo điều 18 UCP 600 quy định về hóa đơn thương mại:
"a. Hóa đơn thương mại:
i. Phải thể hiện phải thể hiện là do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại điều 38);
ii. Phải đứng tên người yêu cầu (trừ khi áp dụng điều 38g);
iii. Phải ghi bằng loại tiền của tín dụng; và iv. không cần phải ký.
b. Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận (nếu có), hoặc ngân hàng phát hành có số tiền vượt quá số tiền được phép của tín dụng, và quyết định của nó sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng đó chưa thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho số tiền vượt quá số tiền cho phép của tín dụng.
c. Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng."
Theo đó, quy định tại UCP 600 không đề cập đến hình thức của hoá đơn thương mại là hoá đơn giấy hay điện tử. Tuỳ vào quy định của từng quốc gia (chấp nhập hay không chấp nhận) thì doanh nghiệp có thể linh động xuất hoá đơn thương mại dưới dạng điện tử