Các hành vi xâm phạm tới quyền tác giả là gì ?

Chủ đề   RSS   
  • #446793 17/02/2017

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Các hành vi xâm phạm tới quyền tác giả là gì ?

    Câu hỏi:

    Tôi thích âm nhạc nên thỉnh thoảng ngẫu hứng tôi có sáng tác ca khúc. Các bài hát của tôi sáng tác không nhiều. Tôi chỉ sáng tác để đó mà không giao cho ca sĩ hát. Tôi chỉ cho một vài người bạn của tôi xem, trong nhóm bạn có một bạn hay đi hát. Mới đây người đó đã báo lại với tôi là đã sử dụng ca khúc của tôi để đi hát, được yêu thích nên người đó hứa trả thù lao cho tôi. Bạn tôi đã sử dụng tác phẩm của tôi mà chưa hỏi ý kiến của tôi nên tôi không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi là hành vi của bạn tôi có bị coi là xâm phạm tới quyền của tôi không, mặc dù bạn đã hứa trả thù lao cho tôi. Tôi cảm ơn luật sư !

     

    Trả lời:

    Chào bạn,

    Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về các hành vi xâm phạm tới quyền tác giả. Do người bạn của bạn đã sử dụng tác phẩm của bạn mà không xin phép mặc dù sau đó có hứa trả thù lao thì người bạn của bạn đã xâm phạm tới quyền tác giả của bạn, đó là: “Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất”.

    Cụ thể, các hành vi vi phạm quyền tác giả bao gồm:

    – Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

    –  Mạo danh tác giả.

    – Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả.

    – Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

    – Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

    – Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

    – Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác).

    – Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

    – Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

    – Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả.

    – Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền.

    – Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

    – Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình.

    –  Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

    – Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.

     
     
    Cập nhật bởi luatsutraloi3 ngày 17/02/2017 11:02:35 CH
     
    20213 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452467   25/04/2017

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, Luật Gia Phát xin tư vấn như sau:

    Theo như câu hỏi của bạn, bạn là sáng tác các ca khúc  như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, bạn có quyền tác giả đối với những ca khúc đó (hay còn gọi là bản quyền). Do đó, quyền tác giả của bạn sẽ được luật sở hữu trí tuệ bảo hộ tại điều 28 luật này.

    Khoản 8 điều 28 luật sở hữu trí tuệ về các hành vi vi phạm quyền tác giả quy định “ sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.”

     Như vậy, hành vi sử dụng bài hát của bạn hát trước sân khấu mà không có sự cho phép của tác giả và chỉ hứa trả thù lao sau khi bài hát được yêu thích trong trường hợp này được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo luật định. Tuy nhiên bạn nên đăng kí bản quyền tác giả đối với các ca khúc của mình để có thể bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp một cách hiệu quả nhất.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi giaphattran ngày 25/04/2017 09:48:18 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #488461   31/03/2018

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Sự cần thiết phải bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả

    Bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả có ý nghĩa quan trọng đối vơí quốc gia bởi vì cùng với việc bảo đảm thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế và góp phần thu hút đầu tư nước ngoài. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ không kiểm soát được sẽ gây trở ngại cho phát triển kinh tế vì thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh cho mọi doanh nghiệp.
     
    Ngoài ra trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và một số công ước, hiệp ước song phương và đa phương khác. Với tư cách đó, Việt Nam buộc phải xây dựng khung pháp lí phù hợp để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ như đã cam kết.
     
    Bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả có ý nghĩa quan trọng về mặt quản lí nhà nước, nhằm tạo một môi trường tốt khuyến khích sáng tạo để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm trí tuệ cho xã hội. Ngoài ra, một quốc gia thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền liên quan đến quyền tác giả nói riêng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ đó dễ dàng xây dựng và phát triển kinh tế quốc gia
     
    Việc bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế chỉ có được sau các nổ lực nhằm xây dựng mà kết quả là sự ra đời của hàng loạt các công ước, chủ yếu trong khuôn khổ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
     
     
    Báo quản trị |  
  • #496551   10/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo mình thấy các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả nêu tại Điều 28 Luật SHTT không dựa trên phạm vi các quyền của chủ thể quyền tác giả quy định tại Điều 19, 20 Luật SHTT, đồng thời giữa các điều đó cũng không bao đảm thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ. Đây thật là một bất cập gây khó khăn cho việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả.

     
    Báo quản trị |  
  • #497382   19/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

     

    1.  Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    +   Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    +   Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    +   Tác phẩm báo chí;

    +   Tác phẩm âm nhạc;

    +   Tác phẩm sân khấu;

    +   Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    +   Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    +   Tác phẩm nhiếp ảnh;

    +   Tác phẩm kiến trúc;

    +   Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

    +   Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    +   Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    2.  Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại điểm 1 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

    3.  Tác phẩm được bảo hộ quy định tại điểm 1 và điểm 2 phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

    Như vậy, người sử dụng tác phẩm âm nhạc của bạn mà không xin phép bạn đã xâm phạm quyền tác giả.bạn có quyền yêu cầu trả thù lao (đã hứa trả ) và có quyền yêu cầu khi thể hiện ca khúc phải giới thiệu tác giả là tên bạn.

     
    Báo quản trị |