Chào Bạn Duy ! Thẩm phán trong buổi xét xử hôm đó tuy không ăn sáng. Nhưng tinh thần rất minh mẫn, sáng suốt và sảng khoái…không có chuyện cãi nhau với vợ hay giận bồ nhí mà làm ảnh hưởng tới công việc đâu Bạn ạ.hi.
Mình chưa từng tham dự phiên tòa nào. Nhưng theo mình nghĩ. Nếu muốn tuyên án ai?về tội gì? Cũng phải căn cứ trên khoản nào?điều nào?bộ luật nào?chứ nếu không căn cứ vào đâu sao “ xử” được Bạn??? có lẽ mình chỉ có trích điều, khoản...thôi không nói hết ra như căn cứ vào cáo trạng, căn cứ vào…nên bạn mới nói vậy đúng không?
Cho mình phản biện lại tí nhé :
- Bạn nói là trường hợp này là trường hợp “ bất khả kháng” là không đúng rồi vì : tại Điều 161 Bộ luật dân sự qui định như sau: ” Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Và chắc chắn trong tình huống này là người lái xe chưa áp dụng mọi biện pháp cần thiết.
- Không ai bắt buộc một người trước khi đi qua đống rơm mà phải kiểm tra “ xem có gì ở trong trỏng….” Hoặc phải “ buộc chạy qua đống rơm” cả và là do “ lý trí & ý chí” của người đó thôi.
- Căn cứ vào quy định nào mà tòa lại áp dụng nguyên tắc là người địa phương thì xử tội mà người thành thị lại không bị xử tội? Điều này vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong LHS. Bạn và bác Bachthanh hiều nhầm ý rùi. Mình không có ý nói là địa phương hay thành thị, vì ai cũng biết “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật…”
- Câu chuyện Thẩm phán và mọi người hồi nhỏ “ chui vào đống rơm” đó là cách nói “ xả stress của mình chi zui….thôi ” chắc chắn chằng có thầm phán nào dám nói vậy tại phiên tòa, họ có thể nói ý đó nhưng câu từ khác chứ!.
- Việc buộc lòng anh ta phải qua đống rơm như bạn nói hoặc có thể hành động khác đi thì là chuyện chúng ta đang thảo luận đây. Việc phơi rơm ra ngoài đường thì chủ nhân của nó cũng sẽ hầu tòa. Nhưng không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với bị cáo bạn a.
Vài dòng trao đổi với Bác BachThanhDC
Nếu có một ông/bà Thẩm phán nào đó mà phán như trên, thì cái lập luận của ông/bà ta mang nặng cảm tính và cách suy luận đó là suy luận theo kiểu "con gà đẻ trứng", chứ không dựa trên những lý luận cơ bản của khoa học luật hình sự.
Tự sự : có những Thẩm phán xét xử rất công tâm và có những trường hợp ngược lại. Có những thẩm phán rất giỏi và ngược lại…và đã là thẩm phán ( chuẩn) là phải nắm rõ điều Bác nói.
Àh. Bac bachthanh nói đến vụ “con gà đẻ trứng” vậy theo bác trứng có trước hay gà có trước và…?mong bác chia sẻ …
Nếu tôi là thẩm phán tôi cũng có thể lập luận: tôi tuy xuất thân từ nông dân hồi nhỏ, trẻ con quê tôi cũng chơi trò trốn tìm nhưng chẳng có đứa nào dại gì mà chui vào đống rơm. Vì chúng tôi biết chui vào đó sẽ bị xót, mất công tắm rửa. Hơn nữa bố mẹ chúng tôi đều dặn không được chui vào đống rơm vì rất nguy hiểm, nhỡ trâu bò đi qua nó dẫm phải thì có mà lòi ruột . Bác Bachthanh cũng zui wá hén..hi. ( sorry em thấy cánh nói chuyện của bác ở các diễn đàn thấy có vẻ đã lớn tuổi. Bác có thể cho nguyenlehoang biết tuổi được không và bác đang làm nghề gì?)Hôm nào có dịp ra Nghệ An gặp bác UCF? ).
Nguyenlehoang đưa thêm một số thông tin để các A/C tham khảo thêm xem sao nha. Vì theo như Bạn duy và bachthanh phản biện là mình tiêu rồi.huhuhu
I. Khái niệm
Làm sao để biết thái độ của họ đối với hành vi? Biểu hiện ra ngoài thành hành vi, công cụ, thái độ thực hiện để đánh giá tâm lý bên trong.
Mặt chủ quan của tội phạm
- Một hành vi bị xem là có lỗi khi hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan để lựa chọn và thực hiện những xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của XH.
Mặt khách quan của tôi phạm.
-Hành vi khách quan của tội phạm.
Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận
- Về ý chí: Trong lỗi vô ý do cẩu thả người phạm tội không có khả năng điều khiển được hành vi của mình (tức là người phạm tội không có ý chí). Vì về lý trí người phạm tội không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và cũng không nhận thức được hậu quả của hành vi đó. Mà giữa lý trí và ý trí trong quan hệ tâm lý của người phạm tội là 2 yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, lý trí có trước và làm tiền đề, Nếu khi hành động con người không có lý trí (không có khả năng nhận thức) thì không bao giờ có ý chí (không thể có khả năng điều khiển hành vi và hậu quả được).
Mong A/C và các bạn làm Thẩm phán trong vụ án "chui vào đống rơm" này !