các anh chi ơi, em có hai câu hỏi về môn pháp luật đại cương cần giải đáp, mong được các anh chị quan tâm và giúp sớm dùm em với. Em cám ơn

Chủ đề   RSS   
  • #166609 20/02/2012

    annahang11

    Female
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    các anh chi ơi, em có hai câu hỏi về môn pháp luật đại cương cần giải đáp, mong được các anh chị quan tâm và giúp sớm dùm em với. Em cám ơn

    1.chứng minh rằng nhà nước sẽ diệt vong nếu giai cấp không còn tồn tại.

    2.nhận định sau đây đúng hay sai. hãy giải thích:
    " bất kì quan hệ xã hội nào cũng đều được pháp luật bảo vệ"

     
    10867 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #166617   20/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    annahang11 viết:
    1.chứng minh rằng nhà nước sẽ diệt vong nếu giai cấp không còn tồn tại.

    2.nhận định sau đây đúng hay sai. hãy giải thích:
    " bất kì quan hệ xã hội nào cũng đều được pháp luật bảo vệ"



    1. Cái này đọc lý luận nhà nước và pháp luật thì sẽ rõ. Nhà nước ra đời khi xuất hiện giai cấp. Chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp. Do đó, nếu xã hội ko còn giai cấp thì ko còn nhà nước nữa.
    2. Sai. Vì có những quan hệ xã hội không được pháp luật bảo vệ. (cái này tự tìm ví dụ ra bạn nhé).

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    annahang11 (20/02/2012)
  • #166629   20/02/2012

    annahang11
    annahang11

    Female
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Em cám ơn nhiều ạ. nhưng chị anhdv352 gì đó ơi, chị lỡ giúp rồi giúp cho trót di chị, cau 2 em không hiểu vì sao nó lại sai thành ra em không tìm được ví dụ. >.<. Thanks.
     
    Báo quản trị |  
  • #166660   20/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Có lẽ bạn cần phải chịu khó suy nghĩ hơn đấy. Ví dụ như quan hệ bạn bè, quan hệ yêu đương thì pháp luật đâu có điều chỉnh.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #166668   20/02/2012

    hocthanhtai123
    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào em!
    1. khi xuất hiện gia cấp dẫn đến xung đột giai cấp điều đó có nguy cơ dẫn đến bạo lự xã hội. chinh vì thế NN ra đời để giải quyết mâu thuẫn đó, nó là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này với giai cấp khác.
             a. NN chủ nô là sự trấn áp bóc lột thiểu số bọn chiếm hữu nô lệ  đối với sô đông nô lệ
             b. NN phong kiến là sự boc lột của bọn Địa chủ phong kiến đối với NDLĐ
             c. NN tư sản là sự BL của bọn TS voi GC CN
             d. NNXHCN là nhà nước của GC CN và NDLĐ trấn áp lại bọn phần tử phản cách mạng

    vậy khi xã hội không còn giai cấp thì trong xã hội đó ai cũng như ai, ko có kẻ giàu người ngèo. ko có GC bóc lột và GC bị boc lột, không có giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị. vậy lấy ai ra để trấn áp đây? lúc đó nhà nước sẽ tiêu vong không còn tồn tai nữa. 
    2. "#edf5f6;">bất kì quan hệ xã hội nào cũng đều được pháp luật bảo vệ"
       nếu thay từ bảo vệ bằng điều chỉnh thì tuyệt biết mấy.hjhjhj tuy nhiên em học pháp luật ĐC nên a nghĩ sự việc không đến nỗi phức tạp như thế. nếu bọn anh học chuyên ngành mà tranh luận vấn đề này thì có lẽ không phải như đáp án của Mấy anh ở trên đâu.hjhj
      nhưng xet theo nghĩa điều chỉnh thì a trả lời như sau: đáp án là sai vì: ngay trong cả hiến pháp là Đạo luật có hiệu lực cao nhât cũng không điều chỉnh trên tất cả các lĩnh vực mà chỉ điều chỉnh nhũng QHXH cơ bản nhất như chế đọ chính trị, kinh tế, văn hóa... chính vì vậy pháp luật không điều chỉnh tất cả các QHXH được. ví dụ như yêu đương, bạn bè. hjhj pháp luật có bắt buộc anh phải yêu em đâu hay là anh phải kết bạn với em đâu đúng không?
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hocthanhtai123 vì bài viết hữu ích
    hadaubet90 (19/11/2014)
  • #166757   21/02/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    có những mối quan hệ mà pháp luật có muốn cũng không điều chỉnh được em ah. đúng là không phải dân luật rồi, câu hỏi kiểu này mà cũng...
     
    Báo quản trị |  
  • #167721   23/02/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    annahang11 viết:
    1.chứng minh rằng nhà nước sẽ diệt vong nếu giai cấp không còn tồn tại.


    Riêng mình lại không đồng ý với quan điểm này. Đây chỉ là quan điểm của Ph. Ăngghen về nhà nước tiêu vong hay C.Mác về nhà nước vô sản.

    [quote]"trong xã hội tư bản, khi mà "ngày càng biến đại đa số dân cư thành vô sản, phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa, tạo ra một lực lượng bị buộc phải hoàn thành cuộc cách mạng ấy, nếu không thì sẽ bị tiêu vong. Ngày càng buộc những tư liệu sản xuất lớn, đã xã hội hoá, biến thành sở hữu của Nhà nước, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tự nó vạch ra con đường hoàn thành được cuộc cách mạng ấy. Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền Nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu Nhà nước. Nhưng chính vì thế mà giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, nó cũng xoá bỏ mọi phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp cũng xoá bỏ cả Nhà nước với tư cách là Nhà nước"-  C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập (1994), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T.20, tr.388-389[quote]#a1ffa1;">#a1ffa1;">
    #a1ffa1;">
    [quote]"Một khi không còn giai cấp xã hội nào cần phải duy trì trong vòng áp bức nữa, một khi mà cùng với sự thống trị giai cấp và sự đấu tranh để sinh tồn xây dựng trên tình trạng vô chính phủ từ trước đến nay trong sản xuất, những xung đột và tình trạng rối loạn nảy sinh từ tình hình đó cũng đều bị loại trừ, thì lúc đó sẽ không còn gì để áp bức nữa, khi đó một lực lượng đặc biệt để đàn áp, tức là Nhà nước cũng sẽ không còn cần thiết nữa" -  tác phẩm “Chống Đuy-rinh” #a1ffa1;">
    Sđd, tr.389 - 390.[quote]

    .

    Tất nhiên đây là lý luận của các ngài này, và không hẳn học thuyết của các ngài ấy là đúng tuyệt đối. Quan điểm này được xây dựng trên quan điểm giai cấp, và là công cụ mà giai cấp này sử dụng để trán áp các giai cấp khác. Tất nhiên nếu hiểu như vậy thì khi giai cấp mất đi, thì nhà nước sẽ diệt vong.

    Tuy nhiên không thể phủ định chức năng quan trọng hơn chức năng trấn áp giai cấp kia, đó là công cụ để quản lý xã hội.

    Nếu một ngày nào đó giai cấp mất đi, và theo lý luận trên thì nhà nước sẽ mất đi, thì tổ chức nào sẽ đứng ra để quản lý dân cư, quản lý xã hội, đối ngoại với bên ngoài... Tất nhiên sẽ phải có một tổ chức thực hiện nhiệm vụ này. Nó còn có tên gọi là nhà nước, hoặc một cái tên khác nào đó nhưng dù là cái tên nào đi nữa, thì hoạt động không khác nhiều so với nhà nước bây giờ cả.

    Và khi giai cấp mất đi, thì con người có thực sự không vi phạm các quy tắc xử sự chung hay không để không còn các cơ cấu trấn áp và trừng trị. Con người cũng là 1 loài sinh vật, càng ngày càng tiến hóa, tự hoàn thiện thân thể và tâm hồn mình. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng con người sẽ ngày càng, luôn, và mãi mãi trong sáng để không cần một cơ chế như vậy.

    Ngoài ra còn nhiều đặc điểm khác nữa, để chứng minh rằng sau khi giai cấp mất đi, sẽ không có một tổ chức mang tính cưỡng chế xuất hiện để quản lý xã hội cả. Để có cái khẳng định trên. 

    Tất nhiên những điều mình nói ở trên không chứng minh rằng là mình thông minh hơn 2 vị ở trên, nhưng mọi lý luận đều chỉ là quan điểm cá nhân. 

    Ví như plato đã nói rằng kiểu nhà nước chủ nô quí tộc Spac chính là Nhà nước "lý tưởng" thời đó, không có Nhà nước nào có thể hoàn chỉnh hơn và do đó không thể xóa bỏ nó. Hêghen, đại biểu tư tưởng cho giới quí tộc Phổ lại cho rằng Nhà nước Phổ (thế kỷ XVI - XVII) là "hình mẫu lý tưởng", là hình thức Nhà nước "tuyệt đích cuối cùng" mà loài người có thể mơ thấy và do đó trách nhiệm của mỗi công dân là phải phục tùng nó....

    Lịch sử đã chứng minh rằng điều mà các triết gia đứng đầu các thời đại đó là sai. Ai dám khẳng định lịch sử sẽ không chứng minh rằng quan điểm của Mác hay Ăng ghen là sai chứ.
     Chưa qua lịch sử kiểm chứng thì không thể nói là ai đúng ai sai hết cả.






    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |