Các anh chị giúp em các giải quyết tình huống này với @@

Chủ đề   RSS   
  • #297019 13/11/2013

    mitu_thamnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các anh chị giúp em các giải quyết tình huống này với @@

    1. Trong cuộc hợp đại hội đồng cổ đông ( giả sử là cuộc họp hợp pháp ) với kết quả rất tốt của công ty trong năm tài chính vừa qua. Hội đồng quản trị đưa ra phương án chia lợi nhuận cho công ty như sau:

    • Cổ đông phổ thông được cổ tức 12%/6 tháng.
    • Do công ty vượt mức lợi nhuận đề ra nên THành viên hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát được chia mức cổ tức 15%/6 tháng với các cổ phần phổ thong do mình nắm giữ.

    Mặc dù có một số đông cổ đông phản đối, nhưng với số phiếu biểu quyết đồng ý cao, ĐHĐCĐ đã thong qua phương án chia cổ tức như trên.

    Quyết định trên của ĐHĐCĐ có đúng luật hay không? Giải thích?

     

    2. Một công ty Hợp danh đang hoạt động với 3 thành viên hợp danh A B C góp 50% vốn và một tổ chức X góp 50% vốn.

    Công ty hoạt động không hiệu quả nên muốn mời thêm một chuyên gia D cùng kinh doanh ( với tư cách là thành viên Hợp danh ).

    D đưa ra điền kiện để chấp nhận làm thành viên của công ty như sau:

    • Điền kiện góp vốn: mua lại 5% từ phần góp vốn của A B C (Công ty không tăng vốn ).
    • Điền kiện chia lợi nhuận: 25% lợi nhuận sau thuế của công ty.
    • Điều kiện trách nhiệm: gia hạn góp vốn tương đương 5% vốn điều lệ, đối với các khoản nợ phát sinh trước khi D chính thức trở thành thành viên ( không có thỏa thuận khác cụ thể về trách nhiệm ).

    Công ty chấp nhận thêm D nhưng không thực hiện tăng vốn. Các thành viên A B C thỏa thuận nhượng lại cho D 5% vốn.

    Công ty thực hiện thủ tục đăng kí thành viên D với cơ quan quản lý Nhà nước với phần góp vốn là 5% vốn điều lệ.

    D được tiếp nhận vào công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty ( hoạt động ty vấn pháp lý ).

    Trong thời gian vào công ty hợp danh, D có thực hiện hoạt động tư vấn pháp lý nhân danh cá nhân mình của một khách hàng ( Hợp đồng có thời hạng 12 tháng và được kí kết trước khi D vào công ty 6 tháng),

    Hợp đồng này D đã thong báo cho các thành viên công ty biết trước khi vào công ty và không ai có ý kiến phản đối.

    Khi hết hạn hợp đồng D và khách hàng gia hạn và chuyển giao vào công ty Hợp danh.

    Tuy nhiên các thành viên còn lại cho rằng hành vi thực hiện hợp đồng ngoài công ty của D là trái Pháp luật và đề nghị thu hồi toàn bộ lợi ích D được hưởng từ hợp đồng riêng.

    Hãy cho biết:

    • Tổng lợi nhuận được chia cho các thành viên Hợp danh của công ty tối đa là bao nhiêu?
    • Việc công ty chấp nhận D với các điều kiện đã nêu có phù hợp với Pháp luật khọng?
    • Thủ tục để thực hiện tiếp nhận D , X có được biểu quyết không?
    • Trách nhiệm của D với các khoản nợ trong trưởng hợp công ty và các thành viên còn lại không thể thanh toán được?
    • Hành vi của D và các thành viên lien quan đến hợp đồng riêng của D có phù hợp với quy định Pháp luật hay không ? giải thích?
    • Sau khi phải nộp thù lao cho công ty, hợp đồng riêng của D phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, D có thể yêu cầu công ty chịu trách nhiệm không?

     

    3. Công ty Hợp danh có 3 thành viên A B C. C là thành viên góp vốn với tỷ lệ tham gia là 40%. A B là thàng viên hợp danh với tỷ lệ góp vốn ngang nhau (30%). Khi thành lập công ty A đề nghị góp vốn sau 2 năm và A được đăng kí vào công ty ngay khi thành lập.

    - Trong điều lệ công ty quy định “ A được choia lợi nhuận gấp 1.5 lần so với tỷ lệ góp vốn “.

    Cuối năm công ty quyết định dung 300 triệu để chia lợi nhuận cho các thành viên ( khi A chưa góp vốn ).

    • Việc A góp vốn như vậy có đúng quy định không? Giải thích?
    • Quy định về chia lợi nhuận cho A trong điều lệ có đúng luật không? Giải thích?
    • Hãy xác định lợi nhuận được chia của A B C trong năm?

     

    4. Một nhóm nhà đầu tư quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo.

    - A đồng ý góp vào 5 tỷ đồng tiền mặt.

    - B là chủ một doanh nghiệp bánh kẹo đã 20 năm, và sản phẩm của doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường, mong muốn góp vốn bằng thương hiệu của doanh nghiệp mình.

    - C được người than gửi về 200 ngàn USD và mong muốn góp bằng số tiền này.

    - D có quyền sử dụng đối với một mảnh đất hợp pháp.

    • Theo các bạn nhóm nhà đầu tư cần thực hiện công việc gì để có quyền kinh doanh chung?
    • Những mong muốn góp vốn trên có thề đầu tư chung vào hoạt động kinh doanh không?

     

    5. Một doanh nghiệp Tư nhân có vốn đầu tư 500 triệu,doanh nghiệp thu tiền bán hàng về và có 1 tỷ đồng chưa sử dụng ngay. Chủ doanh nghiệp muốn dùng phần vốn nhàn rỗi này để đi mua cổ phần trên thị trường. hãy cho biết có thể thực hiện bằng các phương án nào dưới đây không? Điều kiện nào có thể thực hiện phương án đã chọn?

    • Chủ doanh nghiệp sử dụng vốn để mua cổ phần với tư cách của doanh nghiệp.
    • Chủ doanh nghiệp sử dụng vốn để mua cổ phần với tư cách cá nhân.

     

    6. Ông A có thỏa thuận với người bạn B C D cùng góp vốn kinh doanh và thỏa thuận bằng văn bản các vấn đề sau:

    - A thành lập Doanh nghiệp Tư nhân.

    - B C D đưa A một phần vốn để kinh doanh.

    - A hưởng 20% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ( coi như thù lao quản lý, A không hưởng lương).

    - Phần lợi nhuận còn lại từ Doanh nghiệp mà A có được chia theo tỷ lệ góp vốn của A B C D.

    - Các vấn đề lien quan đến lợi nhuận, quản lý của doanh nghiệp phải có sự nhất trí của tất cả A B C D.

    - Được sự đồng ý và góp vốn của B C D, A tiến hành thành lập doanh nghiệp Tư nhân năm 2007.

    - Sau 2 năm hoạt động thì doanh nghiệp thu được kết quả lợi nhuận tốt.

    - Mặc dù không được sự nhất trí của B C D, A dùng toàn bộ lợi nhuận để mở rộng sản xuất và bỏ nhiệm người than ( con ruột ) làm giám đốc.

    - B C D cho rằng hành vi của A không đúng cam kết ban đầu nên đề nghị thay đổi giám đốc khác với sự đồng ý của B C D và đề nghị A chia lại lợi nhuận đúng như thỏa thuận.

    • Hành vi huy động vốn của A đối với B C D có hợp pháp không?
    • Hành vi thành lập doanh nghiệp và đưa vốn đầu tư của A vào DNTN đúng, sai?
    • Quyết định của A liên quan đến hoạt động kinh doanh đúng, sai?
    • Đề nghị của B C D có căn cứ để thực hiện không?
    • Trường hợp này B C D có thể kiện DNTN hay kiện A?
     
    7642 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #297026   13/11/2013

    mitu_thamnguyen
    mitu_thamnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống:Công ty cổ phần sông Lô được thành lập ngày 20/05/2007, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải có 7 doanh nghiệp góp vốn vào công ty, chiếm 80% tổng số vốn điều lệ, 20% còn lại do người lao động nắm giữ, trong đó tổng công ty A ( DN nhà nước ) nắm giữ 51% tổng số cổ phần, hội đồng song Lô có 7 thành viên, trong đó công ty A có 2 đại diện là ông Nam và bà Mai. Ông Nam là người quản lý trực tiếp phần vốn của công ty A đồng thời giữ chức giám đốc công ty sông Lô, bà Mai giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị, điều lệ của công ty quy định Chủ tịch hội đồng quản trị là ngưởi đại diện cho pháp luật và giám đốc là thành viên của hội đồng quản trị.

    Hỏi quy định trên của công ty sông Lô có hợp pháp không?

    Ngày 15/11/2007 hội đồng quản trị của công ty A ra quyết định ông Nam không còn là người quản lý vốn trực tiếp của công ty song Lô nữa. Đồng thời trong quyết định đó, hội đồng quản trị của công ty A điều động ông Hải đang làm việc ở c6ng ty A (không phải trong lĩnh vực kinh doanh vận tải ) sang  giữ chức giám đốc và thành viên hội đồng quản trị thay cho ông Nam.

    Hỏi quyết định của hội đồng quản trị công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

    Một số thành viên của hội đồng quản trị công ty song Lô không đồng ý với quyết định của công ty A mà yêu cầu triệu tập cuộc hợp hội đồng cổ đông bầu chọn, do thấy khả năng chỉ có ý kiến của 3 thành viên trong hội đồng quản trị công ty song Sô nên quyết định cử ông Kiên ( trong tổng công ty A ) tham gia hội đồng quản trị thì tổng công ty A ch rằng mình giữ 51% số vốn điều lệ nên phải có số biểu quyết tương ứng với số vốn.

    Hỏi quyết định cử ống Kiên tham gia hội đồng quản trị của công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

    Bà Mai với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty A đã ra cuộc hợp hội đồng quản trị của công ty Sông Lô để chính thức hóa các quy định của công ty A và chuẩn bị triệu tập hội đồng cổ đông bất thường. Do bất đồng ý kiến nê chỉ có 5 thành viên trong hội đồng quản trị cũ, ông Hải, ông Kiên tham gia cuộc hợp do bà Mai triệu tập.

    Việc ông Nam và một số thành viên khác không tham gia có hợp lý không?

    Đã có 3/5 thành viên của hội đồng quản trị dự hợp đồng ý thông qua quyết định bãi nhiệm chức giám đốc và thành viên hội đồng quản trị của ông Nam đồng thời bãi nhiệm chức giám đốc hội đồng thành viên của ông Hải thay cho ông Nam, kết nạp ông Kiên làm thành viên hội đồng quản trị mới của hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị cũng ra quýêt định triệu tập cuộc hợp đại hội đồng cổ đông để thong qua điều lệ công ty sửa đổi.

    Các quyết định trên của công ty sông Lô có hợp ý  hay không? Căn cứ pháp lý?

    Ông Nam cho rằng những quyết định trên của hội đồng quản trị là không hợp lý và kiện ra tòa các quyết định đó.Hỏi ông Nam có quyền khởi kiện không? Căn cú pháp lý?

     
    Báo quản trị |