Theo như cậu viết thì t hiểu là ông Hà và vợ chỉ có tài sản chung là ngôi nhà 600 triệu; tài sản riêng của ông Hà là đất 400tr và sổ tiết kiệm 20tr (vì sau 600tr là dấu chấm, giữa 400tr và sổ tiết kiệm là dấu phẩy; tương quan từ ngữ như vậy nên cách chia của t sẽ làm như sau:
Ông Hà chết năm 1998, thời điểm mà Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực, do vậy sẽ phải áp dụng luật năm 1995.
Ông Hà chết để lại di chúc cho bà Hà sổ tiết kiệm 20 triệu và một phần ngôi nhà trị giá 400 triệu, phần còn lại chia đều cho các con.
Tuy nhiên, theo căn cứ vào Bộ luật sự năm 1995 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì căn nhà trị giá 600 triệu là tài sản chung của vợ chồng ông Hà, nên di sản thừa kế của ông Hà đối với căn nhà chỉ có trị giá là 300 triệu; như vậy phần di chúc của ông là để lại một phần ngôi nhà trị giá 400 triệu bị vô hiệu.
Từ đó, di chúc của ông Hà có hiệu lực như sau:
Sổ tiết kiệm 20 triệu để lại cho bà Hà;
Phần còn lại chia đều cho các con, phần còn lại ở đây là mảnh đất trị giá 400 triệu. Ông có 4 người con là A1, A2, A3 và B. Do đó, theo di chúc mỗi người con được 100 triệu.
Phần di sản bị vô hiệu là phần nhà trị giá 300 triệu sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể như sau: căn cứ theo Điều 679 Bộ luật dân sự 1995 thì hàng thừa kế thứ nhất của ông Hà gồm 5 người: vợ (bà Hà), A1, A2, A3 và B; mỗi người sẽ hưởng thừa kế phần di sản trị giá 60 triệu.