Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con là gì? Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616963 30/09/2024

    phanthanhthao0301

    Mầm

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con là gì? Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào?

    Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con là gì? Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014?

    "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là gì?

    "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là một câu tục ngữ dùng để chỉ chế độ đa thê - một chồng có thể lấy nhiều vợ của xã hội Việt Nam ngày xưa.

    Cả sông đông chợ: ở các sông lớn thì thường sẽ có nhiều chợ tụ tập - nơi buôn bán sầm uất và cũng nơi giao thoa của nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

    Lắm vợ nhiều con: theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa (xã hội cũ) thì đa đinh (tức có nhiều con trai) là điều phúc cho gia tộc do đó, về nghĩa đen thì việc có nhiều vợ thì sẽ tỷ lệ thuận với việc có nhiều con.

    Mặt khác, việc so sánh "Cả sông đông chợ" với "lắm vợ nhiều con" còn mang hàm ý nhấn mạnh sự đông đúc, nhiều vấn đề, nhiều thử thách có thể xảy ra trong một gia đình có nhiều vợ, nhiều con.

    Đặt trong xã hội hiện đại thì chế độ đa thê đã không còn phù hợp bởi một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện đại là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

    (Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

    Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào?

    Việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

    (1) Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    (2) Cấm các hành vi sau đây:

    - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    - Yêu sách của cải trong kết hôn;

    - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

    - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

    - Bạo lực gia đình;

    - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

    (3) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    (4) Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

    Tóm lại, "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là một câu tục ngữ mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, dùng để ám chỉ chế độ đa thê của xã hội Việt Nam ngày xưa.

    Việc sử dụng biện pháp so sánh giữa "cả sông đông chợ" với "lắm vợ nhiều con" đã giúp cho người đọc có góc nhìn đa chiều về sự đông đúc, sự ngột ngạt, nhiều vấn đề, nhiều thử thách có thể xảy ra trong một gia đình có nhiều vợ, nhiều con ở xã hội cũ.

     
    94 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận