Cá nhân có năng lực hành vi hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính khi vi phạm có luôn phải chịu trách nhiệm hành chính?

Chủ đề   RSS   
  • #267967 09/06/2013

    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    Cá nhân có năng lực hành vi hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính khi vi phạm có luôn phải chịu trách nhiệm hành chính?

    :D mọi người cùng thảo luận câu này giùm mình với. Vì mình còn hơi lăn tăn giữa việc chịu trách nhiệm hành chính của các nhân có cần phải có đủ cả năng lực pl và năng lực hành vi hay không?. Vì năng lực hành vi hành chính trong giáo trình luật hc ĐH luật HN có định nghĩa: Là khả năng của cá nhân được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hahf vi của mình mang lại.
    :D Mọi người cùng thảo luận giùm mình câu khẳng định trên nhé. Thanks

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    29020 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #268250   10/06/2013

    hoada921
    hoada921

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 641
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Trước hết, mặc định rằng nói là "khi vi phạm pháp luật hành chính" nghĩa là người này có lỗi về hành vi và hành vi đó theo quy định của PL hành chính phải bị xử phạt hành chính nhé.

    Về câu nhận định của bạn, quan điểm của mình là không chính xác. Bởi:

    Về lý luận, bẻ chữ ra sẽ thấy thế này:

    1. Nếu nhận định trên hàm ý tách độc lập năng lực hành vi hành chính của cá nhân ra khỏi năng lực pháp luật hành chính của chủ thể đó thì, theo mình, riêng việc đánh giá vấn đề năng lực hành vi hành chính như vậy đã là sai lệch.

    2. Còn nếu suy luận rằng nói đến 1 cá nhân có năng lực hành vi hành chính thì tất yếu người này phải có năng lực pháp luật hành chính rồi nên không cần nhắc đến năng lực pháp luật hành chính nữa để kết luận trong mọi trường hợp vi phạm, họ phải chịu trách nhiệm thì sẽ không đảm bảo tính toàn diện của QHPL.

    Mình hiểu 1 cách đơn giản: năng lực PL HC có từ khi người này sinh ra, và là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Còn năng lực HV HC là khả năng thực hiện/hiện thực hóa những quyền và nghĩa vụ đã nói ở trên, chỉ phát sinh khi đạt đến 1 độ tuổi nhất định/theo quy định của PL.

    Nói cách khác, năng lực PL HC có trước và là cơ sở để có năng lực HV HC. Tại thời điểm QHPL được xác lập, năng lực HV HC không thể tồn tại mà không có sự hiện diện của năng lực PL HC, ngược lại năng lực PL HC chỉ được hiện thực hóa khi có năng lực HV HC. Hai thành phần này là 1 thể thống nhất tạo nên năng lực chủ thể hoàn chỉnh cho chủ thể tham gia QHPLHC.

    Như vậy, nếu cho rằng năng lực pháp luật là điều kiện cần để chủ thể tham gia QHPLHC, thì năng lực hành vi sẽ là điều kiện đủ. Thiếu 1 trong hai cái, bản chất vấn đề sẽ không được hiểu 1 cách toàn vẹn.

    Còn thực tế, lấy ví dụ: 1 người, tại thời điểm xác lập QHPLHC, có năng lực chủ thể đầy đủ, sau đó người này chết tại thời điểm xác định trách nhiệm hành chính bởi CQ có thẩm quyền, thì sẽ không đặt ra vấn đề chịu TNHC nữa. Nghĩa là nhận định không luôn đúng trong mọi trường hợp :D

    --

    Mình nghĩ thế :), mong được phản hồi ^^!

    “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”

    _Albert Einstein_

     
    Báo quản trị |  
  • #268258   10/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn songdehoivahoc !

    Luật xử phạt vi phạm hành chính không xử phạt người vi phạm dưới 14 tuổi đó bạn.

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |