BT tình huống Luật lao động

Chủ đề   RSS   
  • #150393 25/11/2011

    thebaodhl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 0 lần


    BT tình huống Luật lao động

    Ông Q là Phó chủ tịch công đoàn công ty liên doanh với nước ngoài K đóng trên địa bàn tỉnh H. Ngày 10/7/2008 ông Q bị giám đốc công ty K ra quyết định sa thải vì lý do đã bày tỏ với báo chí rằng công ty có chế độ làm việc hà khắc nhưng không đảm bảo quyền lợi của người lao động, do đó đã làm tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích của công ty theo Điều 85 BLLĐ. Sau 2 tuần kể từ khi bị sa thải, ông Q đã làm đơn khiếu nại lên Giám đốc nhưng không được giải quyết. Ông Q lại gửi đơn ra Hội đồng hòa giải lao động cơ sở (Chủ tịch Banh chấp hành công đoàn làm chủ tịch Hội đồng hòa giải) nhưng Chủ tịch Hội đồng hòa giải đã không nhận đơn và khuyên ông chấp nhận, đồng thời nói rằng nếu giải quyết cũng khó thắng, vả lại có thể Chủ tịch công đoàn cũng có thể bị trù dập.
    a/ Việc Công ty K sa thải ông Q là đúng hay sai?Tại sao?
    b/ Nhận xét về cách xử sự của Giám đốc công ty khi nhận được đơn khiếu nại của ông Q và cách xử sự của Chủ tịch Hội đồng hòa giải lao động cơ sở khi ông Q có đơn yêu cầu Hội đồng hòa giải giải quyết?
      Mong mọi người đóng góp ý kiến!
     
    5690 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #150714   27/11/2011

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


    1. việc sa thải của giám đốc công ty là sai.
     trong điều 85 BLLĐ có quy định rõ người lao đọng chỉ bị xử lý trong những trường hợp:
      a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;

    c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.
     
    ở đây "hành vi khác" là hành vi sai trái, có thể tương tự như đập phá máy móc.
    do đó thiệt mà công ty đưa ra không thực tế, không nằm trong điều kiện pháp luật quy định.
    2.- thứ nhất
    giám đốc công ty đã chối giải quyết khiếu nại của ông Q là không có tinh thần hợp tác giữa 2 bên nhằm tìm ra cách giải quyết để tìm tiếng nói chung nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
     - thứ 2
    chủ tịch hộ đồng hòa giải không nhận đơn của ông Q là không đúng theo pháp luật giải quyết tranh chấp lao động vì đây là trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐHG cơ sở do NSDLĐ và BCH Công Đoàn cơ sơ thành lập nhằm giải quyết những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ giua NLĐ, Tập thể lao động với NSDLĐ.

    #c00000;">  "#edf5f6; font-size: 14px;">#edf5f6; color: #c00000;">nhưng Chủ tịch Hội đồng hòa giải đã không nhận đơn và khuyên ông chấp nhận, đồng thời nói rằng nếu giải quyết cũng khó thắng, vả lại có thể Chủ tịch công đoàn cũng có thể bị trù dập."
     việc chủ tịch hội đòng hòa giải sợ bị vùi dập cũng có nguyên nhân, vì chủ tịch do công ty lập ra, hưởng lương trực tiếp từ NSDLĐ do đó phụ thuộc vào NSDLĐ, dây cũng là một hạn chế khiến cho CÔNG ĐOÀN hoạt đọng không khách quan, không mang lại hiệu quả, và đang mất dần đi vai trò của mình trong giai đoạn hiện nay.

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtuyen691 vì bài viết hữu ích
    thebaodhl (27/11/2011)