Gần đây, dân tình xôn xao về việc tổ chức các trạm thu phí BOT. Vậy pháp luật quy định về BOT như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 68/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực ngày 19/06/2018, BOT là một hình thức đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (PPP). Cụ thể như sau:
1. Nội dung hợp đồng BOT
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
Theo đó, nhà đầu tư là người xây các công trình hạ tầng. Sau khi xây dụng xong công trình hạ tầng thì được quyền kinh doanh trong một thời gian nhất định rồi chuyển giao cho Nhà nước
2. Cách khai thác lợi nhuận
Nhà đầu tư có quyền kinh doanh dự án BOT trong thời gian trước khi chuyển giao cho Nhà nước
NĐT có quyền chủ động hoàn toàn để khai thác lợi nhuận từ khoảng thời gian xây dựng công trình đến khi bàn giao công trình cho NN. Lợi ích mà NĐT được hưởng cũng phát sinh từ việc kinh doanh công trình đó.
Hết thời hạn KD thì việc chuyển giao công trình đó cho NN là việc chuyển giao không bồi hoàn.
Về phía Nhà nước, sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền.
3. Các dự án đầu tư BOT
Xây dựng công trình hạ tầng:
- Giao thông vận tải;
- Nhà máy điện, đường dây tải điện;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
- Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
- Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
- Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Về việc thu phí sử dụng dự án BOT
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công (Luật Phí và lệ phí)
Nguyên tắc thu phí: Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Thẩm quyền ban hành mức thu phí đối với các công trình của dự án: (Phụ lục 1 Luật Phí và lệ phí)
- Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
- Phí sử dụng đường bộ: Bộ Tài chính quy định đối với đường thuộc trung ương quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với đường thuộc địa phương quản lý.