Như mọi người đã biết thì thời gian gần sự việc đang làm xôn xao dư luận và được quan tâm nhất là các vụ việc liên quan đến các trạm BOT tại các tỉnh, mở đầu cho trào lưu này là vụ việc diễn ra tại BOT Cai Lậy (Tiền giang).
Sự việc diễn ra khi BOT Cai lậy chính thức đi vào hoạt động thì có thu phí từ ngày 1/8. Sau hai tuần hoạt động, ngày 15/8, BOT Cai Lậy cho xả trạm, ngừng thu phí. Quốc lộ 1 là đoạn đi qua huyện Cai Lậy, việc đặt trạm tại đây theo nhận định của các tài xế là không hợp lý và mức phí quá cao. Do vậy, phản đối hoạt động này bằng cách đưa tiền lẻ, gây kẹt xe, buộc chủ đầu tư phải nhiều lần phải xả trạm.
Sau đó, Bộ GTVT đã họp, thống nhất giảm giá vé cho tất cả các phương tiện. Cụ thể, mức phí thấp nhất với xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 25.000 đồng/lượt (trước 35.000 đồng), mức cao nhất 140.000 đồng (trước 180.000 đồng) với xe tải từ 18 tấn trở lên và xe đầu kéo container trên 40 feet.
Theo chủ đầu tư, mức phí sẽ giảm 30% so với trước đây. Người dân tại 4 xã, gồm Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An (huyện Cai Lậy) được miễn phí qua trạm nếu như không kinh doanh vận tải.
Vụ việc chưa có hồi kết khi qua nhiều ngày dù nhiều phương án đưa ra nhưng vẫn chưa chốt được. Tuy vậy, với hành động gây rối, kích động và gây tắc nghẽn giao thông liên tục tại tuyến Quốc lộ này gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động giao thương giữa các tỉnh miền tây với TPHCM và nhiều hoạt động khác. Do đó, mới đây Thủ Tướng Chính phủ vừa có Công điện 82/CĐ-TTg khẩn về việc về bảo đảm an ninh trật tự tại trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức Hợp đồng BOT, cụ thể”
Các cơ quan, Bộ ngành từ trung ương đến địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ và có biện pháp mạnh để xử lý hoặc khi đã đủ dấu hiệu thì tiến hành khởi tố hình sự với các đối tượng có hành vi:
Cản trở giao thông (nhất là quay đầu xe nhiều lần, cố tình dừng xe trước trạm thu giá rồi bổ đi làm việc khác…), phá hoại trang thiết bị tại các trạm thu, có hành vi tổ chức gây rối, phản động, kích động.
Cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng có hành vi gây rối làm mất an ninh trật tự (trong đó có cả hành vi đưa tin sai sự thật, làm phức tạp tình hình).
Chỉ đạo BTTTT yêu câu cơ quan thông tấn, báo chí không đưa tin hoặc đăngg tải bình luận có tính chất cổ vũ cho các đối tượng có hành vi cản trở tại trạm thu giá.
Như vậy, đây là chỉ đạo có tính định hướng và quyết liệt của Thủ tướng cho sự việc gây chú ý trong dư luận nhiều nhất, việc xử ký là nên thực hiện để đảm bảo hoạt động của các trạm BOT. Bên cạnh đó, có tính định hướng để các trạm BOT khác không rơi vào những viễn cảnh tương tự.