Bốn vấn đề chưa "ngã ngũ" trong Hiến pháp

Chủ đề   RSS   
  • #289750 04/10/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bốn vấn đề chưa "ngã ngũ" trong Hiến pháp

               Đầu tiên, xung quanh thành phần kinh tế, có hai phương án.
     
    Một phương án xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế và bình đẳng trước pháp luật, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
     
    Phương án còn lại khác ở chỗ không có câu “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”.
     
    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tuyệt đại đa số đang tán thành với phương án khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vì chúng ta đang xây dựng CNXH, kinh tế nhà nước đang có yếu kém, đang có “bệnh tật” nhưng không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?
     
              Liên quan đến Luật đất đai và việc thu hồi đất, giá cả đền bù giải phóng mặt bằng, vừa qua 70% khiếu kiện về đất đai là từ chuyện giá cả thu hồi. Đất đai là sở hữu toàn dân, giao Nhà nước thống nhất quản lý.
     
    Việc thu hồi đất chỉ trong trường hợp phục vụ cho công việc quốc gia, công việc quốc phòng, công việc công cộng và phát triển kinh tế xã hội. Hiện ý kiến khác nhau ở chỗ có ghi là “phát triển kinh tế xã hội” hay không. Sợ rằng có câu ấy thì mai đây thu hồi tùy tiện, giao cho các doanh nghiệp, nhưng nếu không khẳng định việc phát triển kinh tế xã hội thì làm sao có thể thu hồi đất để xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn.
     
            Vấn đề thứ ba xung quanh chính quyền địa phương. Nhiều cử tri quan tâm chính quyền địa phương có HĐND hay không, nhưng nơi không có HĐND thì ai kiểm tra, giám sát. Ở đây không chỉ là vấn đề có HĐND hay không, mà còn nội dung về xây dựng chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo, vấn đề đặc khu kinh tế. Hiện nay đang xây dựng một số đặc khu kinh tế hành chính như Vân Đồn ở Quảng Ninh, Vân Phong ở Khánh Hòa, Phú Quốc ở Kiên Giang.
     
     
    Tổng bí thư nói: “Cũng còn hai loại ý kiến, đó là quy định thẳng vào trong Hiến pháp, nói rõ chính quyền các cấp thế nào, địa phương thế nào để tránh tùy tiện. Nhưng bây giờ chúng ta còn đang thí điểm, chưa tổng kết. Vấn đề chính quyền đô thị thì TP.HCM đang xin làm thí điểm, một số đặc khu kinh tế hành chính chưa ra đời, chưa có kinh nghiệm, nếu mà ghi cứng vào trong Hiến pháp thì tự ta bó tay mình. Cho nên cũng có khuynh hướng đề xuất ghi vào Hiến pháp theo hướng về chính quyền địa phương để cho luật sau này quy định. Đa số thiên về ý trong Hiến pháp phải có một câu về định hướng, còn lại giao cho luật quy định.
     
            Vấn đề thứ tư là có thành lập Hội đồng Hiến pháp hay không. Việc thành lập hội đồng để bảo vệ pháp luật thì ai cũng tán thành, đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Hiến pháp là tối thượng thì phải có cơ chế bảo vệ pháp luật, nhưng tổ chức cơ chế như thế nào? Các nước có tòa án hiến pháp, nhưng các nước là đa đảng, chúng ta chỉ có một đảng lãnh đạo, hệ thống chính trị không tam quyền phân lập.
     
    Quốc hội nước ta là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Lâu nay đã có Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban pháp luật, Ủy ban tư pháp… đều tham gia giám sát về mặt luật pháp, bây giờ lập một cơ quan độc lập thì ai đứng trùm lên Quốc hội. Còn nếu lập ra cơ quan vẫn trực thuộc Quốc hội, chỉ để làm tư vấn thì không cần vì hiện đang có rồi.

    Theo tuoitre.vn

     
    6216 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #290169   07/10/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bình loạn: 

    1. VN cứ đòi thế giới công nhận nền kinh tế thị trường mà đòi giữ "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo" thì ai nó công nhận cho. Khi mà ở nền kinh tế thị trường thì các thành phần kinh tế đều phải bình đẳng với nhau về địa vị. 

    2. Hiện nay Nhà nước lấy đất của dân thì bảo là theo giá nhà nước đặt ra, còn bán đất cho dân, hay khi thu thuế thì đòi tính theo giá thị trường thì nói cái gì mà bảo đảm công bằng với ổn định xã hội. Mà bây giờ không quy định giao đất để phát triển kinh tế nhưng người ta vẫn cưỡng chế thu hồi cho các doanh nghiệp đó thôi. Thêm hay không khác nhau gì đâu !? 

    3. Bàn về chính quyền địa phương thì vấn đề đáng nói nhất không phải là có hay không có "cơ quan" là HĐND, mà vấn đề chính là quyền thành lập chính quyền và quyền tự chủ của chính quyền này như thế nào ? Quyền lực của Đảng sẽ giới hạn ở mức nào, và quyền lực của Nhân dân ở mức nào đối với việc hình thành và quản lý chính quyền địa phương. Còn Việt Nam ta không theo mô hình liên bang, nên nhiều khả năng có chính quyền địa phương thì cũng vẫn chỉ là bình mới rượu cũ, thay cái tên chứ không thay những nguyên tắc hoạt động cơ bản. 

    4. Hiện nay đang là Đảng lãnh đạo nhà nước, nếu thành lập Hội đồng hiến pháp, vậy sẽ sinh ra một cơ quan đứng trên nhà nước khác (được quyền xem xét mọi vấn đề của nhà nước). Như vậy thì phải xem xét xem hoạt động của Đảng có thuộc quyền quản lý của Hội đồng hiến pháp không, hay đơn giản là sẽ phải xác định xem giữa Đảng và Hội đồng hiến pháp thì "ai to hơn". Nếu Đảng lại vẫn to hơn, thì cái HĐHP này cũng chỉ là trò cười thôi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    danusa (08/10/2013)
  • #290277   08/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ý của VN là muốn tạo ra một nền kinh tế mới, kin htế thị trường định hướng XHCN trong đó các DN nhà nước giữ va itrò chủ đạo, có nghĩa là các tập đoàn nhà nước sẽ nắm những ngành trọng yếu, bên cạnh đó vẫn thả nỏi thị trường tự do.

    Còn cái vụ lấy đất của dân rồi bồi thường theo giá mấy ngàn thì còn lâu maới giải quyết được

    Vài ý kiến mới!

     
    Báo quản trị |  
  • #290856   10/10/2013

    Vẫn biết theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. xong vấn đề cốt lõi và quyết định có xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Nếu kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo mà vẫn để xảy ra mấy vụ như VINASINS & VINALAIS thì mục đích XDXHCN còn xa vời lắm phải không các bác?????????????

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DAITUPHAP vì bài viết hữu ích
    danusa (17/10/2013)
  • #291905   17/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cái này là thuộc cơ chế quản lý minh bạch, công khai hay không và liệu tệ nạn tham nhũng có được dẹp bỏ. Cái này theo mình thì ở chế độ nào cũng có, thậm chí nó có thể tồn tại ngay cả công xã nguyên thủy, nên dẹp được thì rất là khó, như vậy liệu có dung hòa được hay gọi cách khác là sống chung với tham nhũng?

    Xã hội nào cũng có người xấu và kẻ tốt, nhưgn để người tốt lãnh đạo thì đỡ hơn là để kẻ xấu cầm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #292108   18/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Nói về việc nên hay không nên cho nền kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo, thì một facebooker đã có ý kiến như sau:

    Sáng nay đọc báo thấy ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu: “Đương nhiên là kinh tế nhà nước phải chủ đạo. Không thể giao kinh tế tư nhân làm chủ đạo. Nếu kinh tế nhà nước không chủ đạo thì ai lo công tác đảm bảo an sinh xã hội?”
     
    Thứ nhất, từ trước tới nay, không thấy ai đòi giao cho kinh tế tư nhân làm chủ đạo cả. Các ý kiến nếu có đều muốn các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau vì thế không ghi thành phần nào đóng vai trò chủ đạo.
     
    Thứ hai, thật sự, ai lo chuyện an sinh xã hội? Đó là vai trò của chính phủ. Chính phủ lấy tiền đâu để lo an sinh xã hội? Từ tiền đóng thuế của người dân và mọi thành phần kinh tế. Khi một người mua một gói mì gói, họ đã nộp 10% thuế VAT trị giá gói mì cho chính phủ để có tiền lo chuyện an sinh xã hội rồi – chứ không phải là kinh tế nhà nước đứng ra lo đâu.
     
    Tuy nhiên, ở bên dưới, theo báo Tuổi Trẻ ông Phúc nói tiếp: “Còn các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau, không phân biệt đâu là doanh nghiệp tư nhân, đâu là doanh nghiệp nhà nước, đâu là doanh nghiệp nước ngoài”. Nếu đúng thế thì cái định nghĩa về “kinh tế nhà nước” phải ghi rõ “kinh tế nhà nước không bao gồm doanh nghiệp nhà nước”. Và được như vậy thì hay quá, không có chuyện gì đáng bàn. Chứ cứ nói lập lờ “kinh tế nhà nước không chỉ là doanh nghiệp nhà nước” thì mọi người cứ hiểu nhầm, sau đó cho doanh nghiệp nhà nước ăn theo kinh tế nhà nước thì mọi chuyện trở về như cũ – các Vinashin, Vinalines vẫn cứ là các lỗ đen “chủ đạo” hút hết tinh lực của nền kinh tế.
     
    (Xê Nho Nvp)
     
    Báo quản trị |