Bốn phương án để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #574655 20/08/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Bốn phương án để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh

    Phương án để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở TP. HCM - Minh họa

    Phương án để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở TP. HCM - Minh họa

    Ngày 20/8, UBND TP tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa Lãnh đạo Thành phố và đại diện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TPHCM. Sau khi nghe các Hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài trình bày khó khăn, kiến nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã có một số ý kiến kết luận.

    Thay mặt Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cảm ơn các Hiệp hội, doanh nghiệp trong thời gian qua đã cùng hợp tác, đồng hành cùng TP trong công tác phòng, chống dịch. Chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp đã và đang trải qua, Chủ tịch UBND TP cho biết, việc hơn 21.000 doanh nghiệp trên địa bàn bị giải thể, ngưng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2021 đã phản ánh được tác động nặng nề của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất.

    Hiện tại, TPHCM đã bước sang ngày giãn cách thứ 42 ngày theo Chỉ thị 16. Việc giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh là quyết định hết sức khó khăn. “Chúng tôi hiểu rằng, thực hiện giãn cách sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất, môi trường đầu tư. Tuy nhiên, vì sự an toàn của cộng đồng, vì sức khỏe của người dân là trên hết nên chúng tôi phải đưa ra quyết định như vậy”, lãnh đạo UBND TP cho biết.

    Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, TP đã thành lập Tổ hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 do một Phó Chủ tịch UBND TP đứng đầu, cùng một số ngành có liên quan. Tổ công tác này có nhiệm vụ đồng hành với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do dịch bệnh, tập hợp các kiến nghị vượt quá thẩm quyền quyết định của UBND TP để báo cáo với Chính phủ.

    Về phương thức hoạt động “3 tại chỗ”, trước đây, TPHCM có tổ chức kí cam kết thực hiện quy định, quy chế tổ chức an toàn trong sản xuất giữa doanh nghiệp và chính quyền. Giai đoạn đầu, các cam kết này đã đảm bảo được an toàn trong sản xuất, không làm đứt gãy các hợp đồng mà doanh nghiệp đã kí trước đó.

    Tuy nhiên, trong đợt dịch COVID-19 lần 4 với biến chủng Delta có tốc độ lây quá nhanh, TP nhận định, hoạt động doanh nghiệp tại TPHCM có đặc điểm riêng, được các nhà dịch tễ học gọi là “Hội chứng bóng bàn”. Cụ thể, một bộ phận công nhân tại các doanh nghiệp phân bố khắp các quận huyện. Từ đó, dẫn đến tình trạng người lao động bị nhiễm tại nơi sinh sống, không được phát hiện kịp thời đã mang mầm bệnh vào doanh nghiệp. Công nhân tại nơi sản xuất mắc bệnh lại tiếp tục đem mầm bệnh về địa phương. Mô hình sản xuất 3 tại chỗ xuất phát từ điều kiện đặc thù như vậy.

    Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến mô hình sản xuất 3 tại chỗ phải kéo dài thời gian. Từ đó, ảnh hưởng tâm sinh lý người lao động, chi phí cho công nhân cũng đội lên. Chủ tịch UBND TP nhận định, mô hình 3 tại chỗ chỉ thích hợp cho doanh nghiệp có quy mô vừa phải.

    Tập hợp các ý kiến, kiến nghị từ Hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP hệ thống hóa thành 4 phương án. Thứ nhất, thực hiện phương thức 3 tại chỗ hoặc 3 tại chỗ theo ca, kíp (chỉ ứng dụng với doanh nghiệp có quy mô lao động vừa). Thứ 2, tiếp tục thực hiện phương án “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc “1 cung đường, nhiều điểm đến”. Thứ 3, tổ chức hoạt động theo phương châm 4 xanh (người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh). Thứ 4, kết hợp các phương án nêu trên. “Các doanh nghiệp cũng có thể sáng tạo nhiều phương thức với mục tiêu đảm bảo được an toàn sản xuất và phòng chống dịch”, ông cho biết.

    Về công tác tiêm vắc xin, TP đã có chủ trương tiêm vắc xin cho toàn bộ người lao động khu công nghiệp, khu chế xuất với 286.000 lao động và 3.000 chuyên gia. Riêng khu công nghệ cao là 47.000 lao động. Vừa qua, do một số điều kiện, TP đã tiêm 85% số công nhân tại các doanh nghiệp, khu chế xuất. TP đang có kế hoạch tiêm đợt 2 cho 85% lao động đã tiêm đợt 1 và 15% trường hợp chưa tiêm đợt 1.

    Liên quan đến các vấn đề về thủ tục, hỗ trợ tài chính, giảm thuế, Chủ tịch UBND TP cho biết, việc giảm thuế vượt quá thẩm quyền của UBND TP. Do đó, TP sẽ tổng hợp ý kiến doanh nghiệp và lại gửi đến Chính phủ.

    Về công tác phân loại hàng hoá thiết yếu, TP sẽ tiếp thu, có thông báo nêu rõ các mặt hàng cụ thể. Về vận chuyển hàng hóa, TP không phân biệt hàng hoá thiết yếu hay không thiết yếu.

    “TPHCM mong muốn các doanh nghiệp nước ngoài kiên trì, hợp tác đầu tư, tin tưởng công tác phòng chống dịch của TP, tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong việc xây dựng và phát triển. TP luôn chia sẻ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch bệnh. Chúng tôi luôn mong muốn có sự chung tay góp sức của doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng TP vượt qua giai đoạn khó khăn này”. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong kết luận tại Hội nghị

    Huyền Mai

    Nguồn: Trung tâm báo chí TP. HCM.

     
    591 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (21/08/2021) ThanhLongLS (20/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #575130   31/08/2021

    Bốn phương án để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh

    Việc đưa ra phương án để cho doanh nghiệp tổ chức sản trở lại trong điều kiện an toàn phòng chống dịch, đồng thời tập trung chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, đảm bảo chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, thực phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.

     
    Báo quản trị |