Bồi thường tiền thuốc khi gây thương tích như thế nào???

Chủ đề   RSS   
  • #217243 01/10/2012

    pjboorin1

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường tiền thuốc khi gây thương tích như thế nào???

    Chào luật sư! 

    Em tôi vào quán ăn có lời qua tiếng lại với chủ quán và bị chủ quán cùng ba người nữa trong đó có phó chủ tịch xã đán em tôi vào đầu và khắp người tưởng chết họ đem ra đường để làm hiện trường giả nhưng em tôi được một người dân đi chơi đêm về cho vào trạm y tế xã cấp cứu.

     

    Nay được đội ngũ y bác sỹ bện viện Hùng Vương tận tâm cứu chữa nay đã tạm ổn nhưng sức khỏe giảm sút vì gãy sương quai hàm dưới gãy một đốt sương sống đầu đau nhức toàn thân đau không lam gì được bác sỹ nói mất sức khỏe từ 40%đến 60% nay họ xin giải quyết tình cảm.

     

    Luật sư hãy cho tôi biết nên giải quyết thế nào nếu lấy bồi thường thì ở mức bao nhiêu?

    cảm ơ

     
    31492 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #217311   02/10/2012

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    chào bạn! nội dung bạn hỏi Luật sư Phạm Tiến Quyển - Công ty Luật Quỳnh Như tư vấn như sau:

    căn cứ nội dung bạn trình bày thì thương tích của em bạn tương đối trầm trọng, để có căn cứ bồi thường nhất thiết phải đi giám định thương tật chuyên khoa bao gồm thương tật tạm thời, thương tật vĩnh viễn tỷ lệ suy giảm sức lao động.

     sau khi có kết luận này mới có đủ căn cứ yêu cầu bồi thường

    -tiền viện phí, thuốc men

    -tiền phục hồi sức khỏe

    -tiền công không lao động được

    - tiền công cho người chắm sóc

    -tiền thương tật

    - các chi phí hợp lý khác

    -tiền tổn thất tinh thần, sức khỏe

     Với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng gia đình bạn nên yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới   bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của  em bạn, những người tham gia đánh em bạn vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường về dân sự như trích dẫn ở trên.

     Trân trọng

    Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 02/10/2012 10:59:10 SA

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
  • #217312   02/10/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật sư Đặng Văn Cường, VPLS Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

    Chào bạn!
    1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

    Theo thông tin bạn nêu thì những người gây thương tích cho em bạn sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 BLHS hoặc Điều 93 BLHS (mục đích của hành vi đánh là tước đoạt tính mạng của nạn nhân, việc nạn nhân không chết là ngoài ý muốn của hung thủ..). Với tỷ lệ thương tích và tính chất vụ việc như vậy thì pháp luật "không cho phép giải quyết tình cảm" - Dân sự.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

    2. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ (bồi thường thiệt hại):

    Ngoài trách nhiệm hình sự như đã nêu ở trên, họ phải bồi thường cho nạn nhân các khoản tiền sau: Tiền chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe + Tiền cho người chăm sóc trong thời gian cứu, chữa + Tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút của nạn nhân + tiền bồi thường cho những tổn thất về tinh thần... Gia đình bạn có thể thỏa thuận với các đối tượng gây án, mức tiền do gia đình bạn đề xuất (hàng trăm triệu...) nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật sau đây.

    Bạn tham khảo hướng dẫn của Tòa án tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP sau đây:

    "Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

                a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

                b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

                c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.".

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    DoBaTan (21/12/2012)
  • #217316   02/10/2012

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!

     Luật sư trả lời bạn như sau:

    Với các hành vi nêu trên của nhóm người đó có đủ cơ sở để truy tố về tội " Cố ý gây thương tích"  theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự,  thậm chi còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội " Giết người" theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự.

    Dù chưa có quyết định cuối cùng về tỷ lệ thương tật mà em bạn phải gánh chịu, nếu từ 31% là đã bị truy tố theo khoản 2 điều 104 cố ý gây thương tích với hình phạt tù từ 2 đến 7 năm tù. Đây là trường hợp buộc cơ quan chức năng có trách nhiệm phải khởi tố vụ án hình sự và truy tố những người đã có hành vi nêu trên.

    Về trách nhiệm dân sự họ vẫn phải bồi thường cho em bạn, nếu họ thanh toán và bồi thường cho em bạn ngay từ bây giờ thì có điều kiện được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    Việc đề nghị truy tố theo thủ tục hình sự hay giải quyết theo tình cảm như bạn nêu hoàn toàn là quyết định của em bạn, bạn và gia đình bạn.

    Về mức bồi thường dân sự được quy định tại điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:

    Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp để được trả lời hoặc liên hệ với luật sư để được tư vấn.

    Chúc bạn khỏe và em bạn sớm bình phục!

     

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #303967   25/12/2013

    niemtin180110
    niemtin180110

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cho em hỏi  ?

    Bố em bị một người đánh gây thương tích ( chấn thương sọ não, gãy xương sườn ), người đánh mới đi tù về được 2 tháng, nay gia đình người đánh đến nói chuyện và đưa gia đình em 1 triệu và nói sẽ chịu mọi viện phí. Xong khi bố em ra viện người ta nói không có khả năng bội thường. Vậy trong trường hợp này người ta không trả tiền bồi thường thì gia đình em làm sao ạ.

    Cảm ơn luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #305168   05/01/2014

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Gia đình bạn cần trình báo sự việc với công an để được giải quyết. Đối tượng đó sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự và phải bồi thường tiền viện phí, phục hồi sức khỏe, thu nhập bị mất, bị giảm sút, tiền tổn thất tinh thần của gia đình bạn...

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phạm Tiến Quyển - Công ty Luật Quỳnh Như

Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

Tel: 0241-385-7093 - Mobile: 093-617-3333 ; 099 -689 -5678