Sự kiện pháp lý:
- "Anh Thịnh và anh Quân, anh Đạt là những người làm công cho ông Kiếm. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2009, anh Thịnh và anh Quân cùng sửa xe mô tô cho ông Quang."
Theo luật dân sự:
Điều 518. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy ông Quang đã giao xe và nhờ cơ sở sửa chữa xe mô tô của ông Kiếm sửa xe: giữa ông Quang và ông KIếm đã có giao kết hợp đồng dịch vụ "sửa chữa xe mô tô"
- "Lợi dụng lúc ông Quang không để ý, anh Thịnh và anh Quân đã đổi 1 số phụ tùng xe mô tô của ông và thay vào đó phụ tùng cùng loại nhưng chất lượng kém hơn." như vậy anh Thịnh và anh Quân đã có hành vi trộm cắp tài sản.
Trách nhiệm dân sự:
Theo luật dân sự:
Điều 522. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
3. Bảo quản và phải giao lại cho bên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc;
6. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Theo đó, bên cung ứng dịch vụ - ông Kiếm phải có trách nhiệm "Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát" là 2 triệu đồng; đây là bồi thường theo hợp đồng.
Đối với hành vi trộm cắp của anh Thịnh và anh Quân thì cả 2 phải liên đới bồi thường lại số tiền bị thiệt hại về vật chất là 2 triệu đồng cho ông Kiếm là người đang có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản là chiếc xe mô tô; Ngoài thiệt hại vế vật chất thì phải bồi thường thêm thiệt hại về danh dự và uy tín cho ông Kiếm - chủ cơ sở sửa chữa xe mô tô.
Theo luật dân sự:
Điều 307. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
Đây là trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.