Thân chào Thu Hằng!
Trường hợp này ta cũng chưa thể vội khẳng định rằng nhà Tuấn Anh phải bồi thường. Bởi lẽ:
Căn cứ khoản 1 điều 604 BLDS, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại kể cả có lỗi hay không có lỗi.
Tuy nhiên, căn cứ trường hợp trên thì chưa vội xác định chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi, mà cần phải xác minh rằng chủ sở hữu đã thực hiện đầy đủ các quy định oan toàn của hệ thống điện hay chưa, xác minh sự cố chập điện xảy ra có thể hoàn toàn do sự kiện bất khả kháng (do nguồn điện lên xuống bất thường, hay cường độ thất thường của hệ thống điện trong vùng làm cho các thiết bị an toàn tại ngôi nhà của Tuấn Anh là nơi hội tụ hậu quả. . .)
Thì trường hợp như đã phân tích, có thể Tuấn Anh không phải bồi thường.
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. . .
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
KD trao đổi quan điểm thêm, trân trong!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"