Bộ Văn hóa yêu cầu các cơ quan siết chặt kiểm tra nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật

Chủ đề   RSS   
  • #610296 05/04/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28012
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 588 lần


    Bộ Văn hóa yêu cầu các cơ quan siết chặt kiểm tra nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật

    Bộ Văn hóa yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ quán triệt các nghệ sĩ, diễn viên thực hiện nghiêm quy định pháp luật khi tham gia quảng cáo, đặc biệt là các nội dung quảng cáo liên quan đến thực phẩm chức năng.

    (1) Nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bến tre

    Ngày 24/01/2024, Ban Dân nguyện chuyển Công văn 48/BDN đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong đó có kèm theo kiến nghị cử tri tỉnh Bến Tre, cụ thể nội dung của kiến nghị như sau:

    “Hiện nay trên các mạng xã hội có không ít nghệ sĩ thực hiện quảng cáo sai sự thật, nhiều trường hợp người dân đã bỏ tiền ra mua sản phẩm do nghệ sĩ mình yêu thích giới thiệu nhưng sau đó sử dụng không hiệu quả như đã quảng cáo. Cử tri cho rằng đây là hành vi lừa đảo, đề nghị cần có sự quản lý chặt chẽ hơn, kiểm tra, xử phạt các trường hợp nghệ sĩ, người có ảnh hưởng quảng cáo sai sự thật để bảo vệ quyền lợi của công chúng”.

    Hiện kiến nghị nêu trên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận và phản hồi.

    (2) Siết chặt kiểm tra nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật

    Theo đó, Cổng TTĐT của Bộ trích đăng toàn văn phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Công văn 1239/ BVHTTDL-VP về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cụ thể:

    Chế tài xử phạt đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được quy định lần lượt tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:

    - Gây nhầm lẫn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ: Khoản 5 Điều 34.

    - Hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc: Khoản 4 Điều 51

    - Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh: Điểm b Khoản 4 Điều 52.

    - Quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản: Khoản 1 Điều 60.

    - Quảng cáo giống cây trồng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống nội dung ghi trên nhãn, nhãn hiệu: Điểm c Khoản 1 Điều 61

    Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với những hành vi nêu trên thuộc phạm vi của UBND cấp tỉnh/thành phố và thanh tra chuyên ngành gồm: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Căn cứ trên những nhiệm vụ, chức năng và phạm vi quản lý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp tích cực với các Bộ, ngành liên quan nhằm tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, theo dõi, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo.

    Đồng thời, hướng dẫn các cơ quan liên quan tại các tỉnh, thành phố kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo như:

    - Thực phẩm chức năng

    - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên bảng

    - Băng-rôn quảng cáo ngoài trời.

    Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị khối Nhà hát thuộc Bộ quán triệt các nghệ sĩ, diễn viên thuộc mình chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm quy định pháp luật khi tham gia hoạt động quảng cáo, đặc biệt là đối với các nội dung quảng cáo liên quan đến tính năng, tác dụng, hiệu quả của thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    Cuối cùng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho biết trong thời gian sắp tới sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Quảng cáo 2012 để đảm bảo cho việc quảng cáo được quản lý chặt chẽ, hiệu quả.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/cong-van-1239.pdf Công văn 1239/ BVHTTDL-VP

     
    124 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận