Mình đọc từ đầu đến cuối mà chẳng thấy có yếu tố nào chứng minh cho thấy công bằng xã hội được thực hiện như thế nào qua việc thu phí.
Nếu nói công bằng giữa các phương tiện khác nhau (xe hơi, xe gắn máy và xe đạp) thì chưa thấy được tính toán nào nói lên sự công bằng đó (ví dụ xe hơi gây ra kẹt xe nhiều hơn, chiếm diện tích nhiều hơn nên phải thu phí cao hơn)
Nếu nói công bằng giữa các chủ phương tiện ở các địa phương khác nhau trong việc giảm ùn tắc thì vô lý quá vì nếu xe quanh năm chỉ sử dụng ở ngoại tỉnh đất rộng người thưa thì làm gì gây ra kẹt xe, thế thì tại sao lại phải đóng. Nếu đóng để phát triển đường xá thì đã có phí đường bộ thu qua xăng dầu và các khoản chi ngân sách khác dùng để phát triển cơ sở hạ tầng rồi, nếu thu nữa hóa ra lại trùng à.
Nếu nói công bằng giữa người sử dụng phương tiện cá nhân và người sử dụng phương tiện công cộng thì cũng chẳng thấy tính toán nào cho thấy mức thu như vậy là đạt được công bằng. ví dụ người sử dụng phương tiện cá nhân sẽ phải chịu chi phí cao hơn như thế sẽ được đi nhanh hơn.
Nếu nói công bằng giữa nhà nước và chủ phương tiện trong việc chi tiền để giải quyết kẹt xe thì còn buồn cười hơn nữa vì người dân đâu có đủ quyền lực để thỏa thuận với nhà nước về mức đóng góp nếu không đồng ý.
Tóm lại đừng dùng mỹ từ "công bằng xã hội" để biện minh cho một hành động huy động thêm sức dân (nói thẳng ra là một loại thuế đánh trên phương tiện giao thông) để phát triển hệ thống giao thông. Thà cứ nói thẳng là nhà nước không đủ tiềm lực để giải quyết kẹt xe nên phải "nhờ" dân đóng góp để giải quyết thì còn dễ nghe hơn.
Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.